| Hotline: 0983.970.780

Làm trong sạch lực lượng kiểm lâm

Thứ Ba 02/12/2014 , 09:21 (GMT+7)

Một trong những giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ rừng mà ngành KL vẫn tích cực thực hiện trong thời gian qua đó là “luân chuyển cán bộ”. 

Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị 3714 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về tăng cường, chấn chỉnh hoạt động lực lượng kiểm lâm (KL), cả nước đã xử lý 716 cán bộ vi phạm quy định của ngành trong đó buộc thôi việc 19 cán bộ, cách chức 19 cán bộ, xử lý hình sự 16 trường hợp…

Phát hiện sai phạm qua đường dây nóng

Ông Đỗ Trọng Kim, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Kiểm lâm cho biết, thời gian qua lực lượng KL ở các đơn vị đã chủ động triển khai các nội dung theo tinh thần chỉ thị của Bộ trưởng. Hầu hết các đơn vị KL từ TƯ đến địa phương đều có địa điểm tiếp công dân tại trụ sở cơ quan, đơn vị, niêm yết công khai quy chế và phân công người có trách nhiệm để tiếp công dân.

Bên cạnh đó, tại Cục Kiểm lâm và các Chi cục Kiểm lâm đều công khai số điện thoại thường trực của lãnh đạo đơn vị trên website nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, công dân kịp thời phản ánh về hoạt động của công chức KL hoặc các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng.

Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm cũng được thực hiện gắt gao. Toàn quốc đã tổ chức được 2.938 cuộc kiểm tra chấn chỉnh hoạt động của kiểm lâm. Cục Kiểm lâm tổ chức được 18 cuộc, các Chi cục Kiểm lâm tổ chức 2.920 cuộc, bao gồm cả kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất và kiểm tra thông tin qua đường dây nóng.

Thông qua công tác kiểm tra đã phát hiện 716 trường hợp công chức, viên chức KL vi phạm tác phong và quy trình công tác trong khi thi hành công vụ và đã xử lý nhắc nhở 255 trường hợp, khiển trách 235 trường hợp, cảnh cáo 158 trường hợp, hạ bậc lương 3 trường hợp, giáng chức 11 trường hợp, cách chức 19 trường hợp, buộc thôi việc 19 trường hợp và xử lý hình sự 16 trường hợp…

Nhờ việc kiểm tra kiểm soát thường xuyên cùng với tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ nên đến nay trong toàn lực lượng đã có sự chuyển biến và đạt được những kết quả nhất định trong nhận thức và hành động.

Từ đầu năm đến nay, cả nước đã phát hiện 10.345 vụ vi phạm các quy định Nhà nước về mua bán, vận chuyển, chế biến gỗ và lâm sản, giảm 6% so với cùng kì năm 2013. Tịch thu 22.632 m3 gỗ. Tổng số tiền thu nộp ngân sách 216,6 tỉ đồng.
Năm 2014, lực lượng KL đã xử lý 396 vụ vi phạm các quy định về quản lý động vật hoang dã, giảm 91 vụ so với cùng kì 2013. Tịch thu 5.165 cá thể trong đó có 468 cá thể là động vật nguy cấp, quý hiếm.

Ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức KL trong hoạt động công vụ từng bước được nâng lên và dần dần khắc phục, giảm thiểu các hạn chế thiếu sót.

Luân chuyển cán bộ, hạn chế nể nang

Một trong những giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ rừng mà ngành KL vẫn tích cực thực hiện trong thời gian qua đó là “luân chuyển cán bộ”. Theo đánh giá chung, cơ bản các cán bộ KL làm tốt chức năng nhiệm vụ được giao tuy nhiên vẫn còn một bộ phận KL chưa làm tốt vai trò, chức trách nhiệm vụ của KL địa bàn vì vậy cần phải liên tục đánh giá, rà soát để sắp xếp, luân chuyển bố trí cán bộ cho phù hợp.

Trong 3 năm, toàn quốc đã rà soát, chuyển đổi 3.887 trường hợp KL, trong đó chuyển đổi định kì 3.703 trường hợp; chuyển đổi cán bộ sau khi bị xử lý vi phạm 184 trường hợp.

Quảng Ninh là một trong những tỉnh thực hiện rất tốt Chỉ thị 3714 của Bộ NN-PTNT. Tại đây, Chi cục Kiểm lâm thành lập hẳn Ban chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động và xây dựng kế hoạch kiểm tra gửi tới các ngành liên quan, UBND các huyện thị, thành phố trong tỉnh để phối hợp giám sát hoạt động cán bộ KL trên địa bàn. Số máy của lãnh đạo Chi cục cũng được thông báo công khai cho tất cả các ngành, tổ chức nói trên bằng văn bản để tiếp nhận thông tin.

Trong quá trình đấu tranh truy bắt lâm tặc, có 22 vụ chống người thi hành công vụ gây hậu quả thương tích cho 7 cán bộ KL. Tình trạng chống người thi hành công vụ tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Bình Thuận, Gia Lai, Lâm Đồng, Hà Tĩnh….

Qua đó đã tiếp nhận 4 vụ việc phản ánh về cán bộ KL say rượu khiếm nhã, cán bộ KL lập hồ sơ xác minh vận chuyển lâm sản không đúng quy định, cán bộ buông lỏng quản lý để dân lấn chiếm rừng…

Theo ông Phạm Văn Phát, PGĐ Sở NN-PTNT kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh, tất cả các trường hợp sai phạm nêu trên đều bị xử lý nghiêm khắc. Ngoài ra, để hạn chế, phòng ngừa sai phạm, Chi cục thực hiện triệt để công tác “luân chuyển cán bộ” và luôn phải đảm bảo nguyên tắc cán bộ KL không được làm việc ở huyện nhà, xã nhà.

“Bởi nếu cứ làm việc ở gần nhà thì cán bộ có nghiêm túc đến mấy cũng khó tránh khỏi nể nang, dẫn tới sai phạm khi thi hành công vụ” ông Phát nói.

Hằng năm, Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh đều xem xét luân chuyển công chức là lãnh đạo từ Hạt phó và tương đương trở lên để đáp ứng hiệu quả cao hơn về lãnh đạo quản lý và phòng chống tiêu cực có thể xảy ra.

Cụ thể, đã có 9 công chức lãnh đạo có đủ thời gian công tác theo quy định và đang làm thủ tục chuẩn bị luân chuyển tiếp 6 cán bộ trong quý IV/2014.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Xây dựng vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp

QUẢNG TRỊ Các vườn ươm cải tiến cung cấp 1,8 triệu cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho trồng rừng bền vững gắn với thực hiện chứng chỉ rừng vùng nguyên liệu.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.