| Hotline: 0983.970.780

Làng lạ

Thứ Tư 22/08/2012 , 10:59 (GMT+7)

Làng duy nhất trên đất Việt có 2 ngôi đình và 1 ngôi chùa nằm sát nhau theo thế kiến trúc liên hoàn. Cái lạ chưa dừng ở đấy khi cây đa trên hương án trước sân chùa qua bao năm tháng mà thân không đổi thay, duy nhất có 1-2 lá, khi làng có tới 6 phi công…

Làng duy nhất trên đất Việt có 2 ngôi đình và 1 ngôi chùa nằm sát nhau theo thế kiến trúc liên hoàn. Cái lạ chưa dừng ở đấy khi cây đa trên hương án trước sân chùa qua bao năm tháng mà thân không đổi thay, duy nhất có 1-2 lá, khi làng có tới 6 phi công…

1. Trưa hè vắng vẻ. Một ông lão quắc thước bận áo nâu sồng đung đưa từng nhịp chổi tre loẹt xoẹt trên cái sân gạch đỏ rêu phong. Bóng ông chìm khuất dưới bóng một cây muỗm đại cổ thụ che khuất một góc làng, che khuất cả một kiến trúc cổ có một không hai. Chùa ở giữa, hai ngôi đình ở sát hai bên, cả ba công trình liền nhau trong một thế độc đáo tạo thành làng lạ Đào Xá (Thắng Lợi, Thường Tín, Hà Nội).

Thấy khách vãng lai, ông từ Trần Văn Hiến dừng tay chổi, ngồi dựa vào gốc cây đại thụ của làng thong thả bắt nhời: “Thân cây muỗm này to sáu bảy người ôm mới xuể, bóng tỏa rộng tới dăm bảy trăm mét vuông, mùa quả chín về tới đầu làng đã thấy thơm ngào ngạt. Có thể ở trên đất nước này còn có những cây muỗm to hơn nhưng chưa cây nào có dáng cân đối với các cành xòe ra đều chằn chặn tựa cái ô như cây muỗm làng Đào Xá. Tuổi cây dễ phải cỡ vài ba trăm năm vì thân cây đã hóa rỗng bên trong. Tôi từng bắc thang vào chỗ hổng ở giữa các cành rồi trượt xuống trong lòng cây xuống đến gốc vì ngỡ tưởng có rắn, trăn to làm tổ trong đó nhưng hóa ra toàn đất với mùn…”.


Cây muỗm cổ thụ che rợp một góc

Cái cổng tam quan đồ sộ không chỉ của riêng ngôi chùa mặc dù chính cửa vẫn là vào chùa làm mọi người bước qua chung sân đình, cửa chùa. Đó là một sự riêng biệt ở quần thể hai đình một chùa của Đào Xá. Đình tây làng khởi công vào thời Chính Hòa nguyên niên (1680) theo kiểu chữ nhị. Đình đông dựng vào thời Lê theo kiến trúc liên hoàn kiểu chữ tam. Ngôi đình thứ nhất thờ Chử Đồng Tử-Tiên Dung-một trong bốn vị thánh bất tử của người Việt. Ngôi đình thứ hai thờ Lê Công Hành, ông tổ nghề thêu Việt Nam.

Sử sách chép rằng ông Lê Công Hành được cử đi sứ Trung Quốc, do một sự phật ý của vua quan bên đó họ đã nhốt ông lên một cái lều cao, rút thang đi không cho ăn uống. Học tích người xưa, Lê Công Hành bẻ tượng bụt ra ăn chống đói. Suốt mấy ngày ngồi trên lầu cao rảnh rỗi, ông tỉ mẩn lấy tấm nghi môn xuống, tháo từng sợi chỉ ra quan sát rồi đan lại để ghi nhớ cách thêu thùa thế nào. Sau đó ông lại nghiền ngẫm mấy chiếc lọng thờ, cũng tháo ra, chắp vào, xem xét từ vải sơn đến vải lợp, từ cách lắp cán đến lắp chân.

Chỉ trong thời gian ngắn, kỹ thuật thêu và làm lọng của nước người ông đã hiểu kỹ. Đối chiếu với cách làm của thợ nước mình, ông thấy được cái hay, cái dở của mỗi bên. Mãi không thấy người ta cho ông rời khỏi chiếc lầu cao, Lê Công Hành nảy ra một ý. Ông leo lên ban thờ thử cầm chiếc lọng nhảy xuống sàn nhà. Lọng cản không khí từ từ đưa thân thể xuống. Tập đi tập lại vài buổi, ông vén rèm cửa lầu, hai bên hông kẹp chặt hai chiếc lọng nhảy ra ngoài, xuống đất an toàn trước sự kinh ngạc đến đờ đẫn của cánh quân lính canh gác.

Được bẩm báo về sự kiện lạ, triều Minh đã bỏ ý định ám hại, giải thoát cho ông về nước. Từ đó Lê Công Hành đem kinh nghiệm thu được về thêu thùa học được trong lúc bị cầm giam dạy lại dân làng, mở mang nghề khắp chốn. 27 đạo sắc phong, đạo sớm nhất vào thời vua Lê Thần Tông niên hiệu Dương Hòa tam niên 1622, đạo muộn nhất thời Khải Định năm 1925 đã ghi dấu phong nhận của triều đình cho Chử Đồng Tử-Tiên Dung, cho Lê Công Hành như là những bậc minh thánh.

Không hề kém cạnh thành tích của hai ngôi đình liền kề, chùa Đào Xá tức Vân La tự cũng có tới 13 đạo sắc phong của các triều đại. Chùa có 36 pho tượng được bài trí thành từng lớp ở thượng điện, bái đường. Trước cửa chùa cây hương bằng đá niên hiệu đục chạm rõ ràng “Vĩnh Khánh nguyên niên tuế tại ất dậu ngũ nguyệt cốc nhật” tức dựng năm 1729. Trên ấy còn khắc thêm dòng chữ “Đức phật nói sự trong sáng cần phải được tăng lên mãi để quy tụ lòng người bốn phương”.


Chùa nằm giữa hai ngôi đình tạo thành thế kiến trúc độc đáo

Cây thiên hương đứng giữa sân chùa sừng sững như một ngọn bút viết lên trời xanh để cho muôn người vọng trông, như ý trời tưởng là vô tâm mà thực duy đã có ý. Bia minh khắc cũng là một áng cổ văn ngợi ca đất lành: “Nhìn lại danh lam. Thôn ấp nơi này. Một cây hương tỏa. Phúc đẳng hà sa…".

Trên hương thạch có lỗ nhỏ cắm hương bỗng mọc một cây đa chẳng biết do chim ăn quả sơ ý để rơi hạt xuống hay do ai trồng. Điều kỳ lạ là theo các cụ già làng Đào Xá, từ hồi còn để chỏm đến giờ họ vẫn thấy cây đa ấy bé chỉ to bằng ngón tay út, vẫn thấy nó chỉ có duy nhất một hai lá, hễ rụng lá này lại mọc một lá khác. Cái cây tựa như một que hương sống, giữa bão gió cuộc đời vẫn xanh một niềm tin nơi cửa phật.

Năm năm làng tổ chức lễ hội tắm thánh một lần. Đoàn rước kiệu dài vài trăm mét. Đi trước là cờ, lộ bộ, bát bửu kiếm, án thư, hộ tống đằng sau là đoàn bát âm. Họ bơi thuyền ra giữa sông Hồng, múc nước sông mẹ để tắm cho thánh sạch bụi hồng trần, xa giá khỏi hậu cung vui cùng dân làng. Nào các trò dân gian như múa đánh bồng, múa lân, múa sư tử, nào cờ tướng, cờ người. Người xem chật đường, ngập xóm, vui tới mấy ngày mới dứt.


Cây đa trăm tuổi nằm giữa đỉnh cây hương đá

2. Đào Xá không chỉ có cổ thụ, có đình chùa thế lạ mà cả con người cũng khác thường. Làng có 281 hộ, hơn ngàn khẩu với bốn dòng họ chính là Trần, Lê, Nguyễn, Phạm nhưng cứ như lời trưởng thôn Nguyễn Văn Bình thì từ thời Pháp thuộc đến nay đã có 6 trai làng rũ áo nâu thành phi công, vẫy vùng cùng mây gió. Hai phi công của làng đã cống hiến xương máu của mình cho Tổ quốc, thành liệt sĩ là Tạ Văn Thành và Nguyễn Văn Hà.

Hỏi lý do sao lắm phi công, ông trưởng thôn chỉ mỉm cười bảo: “Do thể chất trai làng phi thường mà được tuyển”. Những lớp người của quá khứ, người chết vì mũi tên, hòn đạn, kẻ về đất bởi tuổi tác lúc già, giờ duy nhất còn sống phi công Nguyễn Công Huy. Không tiếp nối được truyền thống phi công ấy, chẳng biết thế nào mà mấy chục năm nay Đào Xá chẳng còn ai theo được nghiệp.

Có người lý giải bởi cái… giếng đình. Giếng đình là cái mắt rồng, trước cả làng gánh nước về ăn. Nước trong veo, mặt phủ bèo ong mát rượi, bờ thảm cỏ vòi voi mượt như nhung. Cách đây cũng đã lâu, tự nhiên Đào Xá cho bê tông hóa lòng giếng, bờ giếng từ đó quanh năm nước đục ngầu. Giếng rồng đã mất linh, địch họa thi nhau kéo đến, nhiều con em trong làng đột tử vì tai nạn, vì nghiện hút. Cũng có người bảo, cái họa đột tử ấy chẳng những Đào Xá mà làng nào trong toàn cõi Việt Nam chẳng bị. Nào bởi một lẽ do giếng làng xoay vần đục trong?

3. Chiều nhạt dần. B…oong. B…oong. Tiếng chuông chùa kêu vang cả một khoảng trời loang nắng. Giữa mảnh sân xào xạc lá, tôi chợt nhớ đến dòng triết tự của chùa Vân La: “Từ cổ xưa chùa phật cốt linh là ở tiếng chuông. Cuộc đời này dù có bao biến đổi, bao cảnh tượng “bãi bể nương dâu” nhưng tiếng chuông thờ phật vẫn là bất biến. Chính cái bất biến ấy sẽ ứng với cái vạn biến. Tiếng chuông chùa bao giờ cũng thức tỉnh cõi mê, khuyến khởi lòng nhân từ, đưa con người về cõi thiện ở cảnh trần thế và ru say hồn người ở cõi niết bàn”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm