| Hotline: 0983.970.780

Làng quê đang méo mó: [Bài II] Những làng quê như bị… hun chuột

Thứ Tư 13/11/2019 , 09:11 (GMT+7)

Rác chất cao như những quả núi, quả đồi. Khói đốt từ những quả núi, quả đồi rác ấy vần vũ che kín bầu trời, phủ mờ cả cái mái vòm kiểu Ảrập của một biệt thự cao 5 tầng, to như lâu đài của thôn Bất Lự đang hoàn thiện.

Rác ngập nông thôn mới

Khói trùm lên những bóng người đang vội vã đi lại khiến cho ai ai cũng trở nên mờ nhân ảnh. Cái bóng nhỏ bé của chị Nguyễn Thị Tâm người thôn Đông đang cặm cụi nhặt rác như nhòe đi trong làn khói độc.

Khói đốt rác ngập làng, ngập xóm.

Chị giải thích: “Không đốt rác thì mùi sẽ rất thối, ruồi nhặng nhiều còn đốt thì tuy khét nhưng cũng còn dễ chịu hơn tí chút, vả lại lượng chứa lại giảm đi. Hễ khi nào bãi đầy quá thì người ta lại cho máy ủi đẩy rác xuống cái ao bên cạnh rồi lấp cát lên trên”.

UBND xã Hoàn Sơn (Tiên Du, Bắc Ninh) cách bãi rác gần 1 cây số nhưng khói vẫn hăng sặc và khét nồng như muốn bóp nghẹt lấy cổ họng của cả cán bộ lẫn người dân đến làm việc.

Phó Chủ tịch xã Nguyễn Đăng Đại khẳng định với tôi rằng trước đây rác vẫn được tập kết về bãi của tỉnh nhưng hơn 1 năm trước vì quá tải, tỉnh yêu cầu các huyện phải xử lý tại chỗ.

Hiềm một nỗi hễ định mở bãi rác ở đâu dân tình cũng lao xao phản đối nên xã nào hầu như tự đổ hay tập kết trung chuyển ở nơi đấy. Khi nào dân kêu quá, năm thì mười họa công ty môi trường mới cho ô tô về chuyển bớt đi vài chuyến. Hoàn Sơn có 3 bãi rác như vậy.

Một người nông dân trèo lên “quả núi” rác đang bốc cháy nghi ngút để nhặt đồng nát.

Trở lại chuyện cảnh quan, kiến trúc ở nông thôn, Hoàn Sơn là điển hình cho một làng quê đang bị tan vỡ trong thời buổi kinh tế thị trường bung ra. Xã có 2 khu công nghiệp và giáp ranh với 1 khu công nghiệp nữa nên ngoài dân số vốn đã rất đông 14.000 người còn phải gánh thêm hơn 17.000 công nhân đến thuê trọ.

Nhiều công trình kiến trúc cổ, quý đã bị phá bỏ để nhường chỗ cho các công trình kiến trúc mới lai căng. Những dãy nhà ống sâu hun hút như hang chuột, những công trình dịch vụ nhà nghỉ, quán internet, quán gội đầu, quán karaoke, quán bia… mọc lởm chởm khắp làng.

Nông dân thành công nhân một phần vì thu nhập cao hơn, một phần vì không còn lựa chọn nào khác khi ruộng đồng đã hết hoặc chuyển sang buôn bán vặt hay cho thuê nhà trọ.

Trước năm 2010 người ta còn xây nhà trọ kiểu cấp bốn nhưng giờ đều 3 - 4 tầng thậm chí 5 tầng với gia đình kỷ lục nhất có ngót 100 phòng, thu mỗi tháng 70 - 80 triệu. Cuộc sống của một miền quê vốn yên ả giờ đây lúc nào cũng hối hả như... lên đồng.
 

Một buổi ở thôn "không lo âu"

Bất Lự - vốn có nghĩa là không lo âu nhưng giờ đây cái thôn 415 hộ dân với 1.520 khẩu này có quá nhiều điều để lo khi trong 12 - 13 trường hợp tử vong mỗi năm có khoảng 30% là chết bởi ung thư. Ung thư phải mấy năm mới chết trong khi không ăn, không uống thì chết ngay nên người ta vẫn phải nghĩ kế để sinh nhai.

Làng đã lấp gần hết giếng cổ, ao hồ, phá bỏ vườn, chặt trụi cây xanh, chỉ còn sót lại duy nhất 1 bụi tre của nhà ông Nguyễn Khắc Khải. Thay vào đó là khoảng 2.000 phòng trọ được dựng lên với khoảng 200 gia đình tham gia vào guồng máy mới, thu nhập trung bình 8 - 10 triệu/tháng một cách khá nhàn hạ.

Xưa nhà nào có của mới được ở giữa làng, trong những con ngõ nhỏ rộng chỉ hơn 1m còn nghèo hèn phải ở ra rìa, ra đồng giờ thì hầu hết đều quay mặt ra đường. Nhiều chỗ đường chật đến mức cảm tưởng hai con bò chửa muốn tránh nhau cũng khó.

Ban công, mái che, mái vẩy đua ra, nhao ra chiếm cứ không gian chung. Giữa buổi trưa mà đi trên đường làng hầu như không thấy mặt trời, cứ âm âm, u u như trong hang, trong động.

Trong làng giờ đây chỉ còn khoảng 10 nhà mái ngói còn lại hầu hết là nhà tầng, nhà gác hoặc ít nhất cũng nhà mái bằng. Trưởng thôn Vũ Xuân Thường chở tôi đi thực tế bằng xe máy dưới những cái bóng đổ loang lổ của các công trình mới, cũ đan xen chằng chịt.

Một căn nhà trọ kiểu chung cư ở xã Hoàn Sơn.
Những căn nhà ống tại khu đất dịch vụ ở xã Hoàn Sơn.

Điểm đến đầu tiên là nhà anh Vũ Hồng Nghiêm. Khối phòng trọ 4 tầng với tổng cộng 43 phòng mới được dựng lên như một kẻ khổng lồ bên cạnh căn nhà cũ kỹ, nhỏ bé mà gia chủ đang ở.

Anh Nghiêm đi vắng chỉ có bà mẹ hơn 80 tuổi ở nhà trông nom. Bà bảo: “Nó xây nhà trọ mất 2,3 tỉ đồng, giờ cho thuê 1 phòng ở tầng 1 giá 1,1 triệu đồng, tầng 2 giá 900.000 đồng, tầng 3 giá 800.000 đồng, tầng 4 giá 700.000 đồng”.

Nhà nhà trong làng giờ đây cứ dựng đứng lên như những cái tủ xếp sát vào nhau đến nỗi gần như không cho gió tự nhiên lưu chuyển mà toàn gió nhân tạo từ điều hòa. Ước tính cỡ 80 - 90% dân trong làng có điều hòa. Những ngôi nhà ống, cao tầng kiểu đô thị đó thoát ly khỏi mặt đất trong khi người nông dân lại sống dựa vào đất.

Bàn chân nông dân cả đời của mẹ anh Nghiêm vẫn không quen xỏ giày, xỏ dép mà toàn đi trần với lý do để tiếp xúc với hơi đất cho đỡ đau xương, đau khớp. Nhưng kể từ khi các con đường làng bị đổ bê tông hết lượt, mùa hè nóng bỏng cả da chân bà không thể duy trì thói quen đó được nữa. Đất hết, người già thiếu chỗ vui chơi nhưng phường trộm cắp thì lại thừa chốn dung thân. Hầu như năm nào làng cũng bắt được một vài vụ trộm cắp, còn nghiện và nghi nghiện thì có đến 6 - 7 người…

Đang chở tôi bỗng ông trưởng thôn nhảy phắt xuống, xăm xắn chạy lại bên một kẻ đang lúi húi bên vệ đường, quát: “Đổ rác trộm phải không?”. Người kia giật mình, lắc đầu nguầy nguậy, thanh minh một hồi rồi phóng vọt xe đi.

Biển cấm vứt rác nhưng rác vẫn vứt lung tung ở làng Bất Lự.

Bãi rác ở ngay rìa làng nhưng nhiều người vẫn bỏ rác vào túi, chất lên yên xe, sẩm tối đi qua các khu đường vắng, hất cái xuống là xong. Ông Thường lắc đầu bảo: “Nhiều lúc xem trên ti vi thấy nông thôn ở nước ngoài mà thèm cây cối, thèm sự sạch sẽ của họ anh ạ!”.

Cuối cùng cũng tới được căn nhà có cái mái vòm của gia đình chị Nguyễn Thị Lự mà khi đến đầu xã tôi đã thấy nó ẩn hiện trong làn khói rác mịt mù. Điều bất ngờ là vợ chồng chị vẫn đang ở trong căn nhà tầng tương đối khang trang ngay cạnh đó để đốc thúc xây công trình cao 5 tầng với hơn 150m2 mặt sàn mỗi tầng, bố trí cả thang máy bên trong.

“Lúc đầu thì tôi dự tính làm khoảng 3 tỉ thôi nhưng sau này chồng tôi đi thấy nhà nọ, nhà kia xây kiểu này đẹp quá nên mới quyết. Cái mái vòm rất khó làm, phải ghép, đắp mãi mấy tháng mới xong mà cũng để không, làm cảnh vậy thôi. Dự kiến khi hoàn thiện xong nhà mất khoảng hơn 6 tỉ chú ạ”, bà chủ mau mắn trải lòng.
 

Xã tôi giờ đã muộn, các nơi khác thì chưa

Anh Nguyễn Đăng Đại - Phó Chủ tịch xã Hoàn Sơn nhận định hồn quê khi xưa với cây đa, bến nước, sân đình, khói lam chiều đã mất, giờ chỉ còn là những hoài niệm. Ngay cả cái làng cổ Đại Sơn vốn đẹp đẽ là thế với những con đường lát đá, những bức tường bao xây bằng đá cũng bị cậy lên để đổ bê tông, cố giữ mãi mới còn được 1 trong 3 cái giếng đình thủa trước.

Căn nhà có cái mái vòm của chị Lự ở làng Bất Lự đang được hoàn thiện.

Nhờ có kinh tế xã đã hoàn thành xong nông thôn mới năm 2017 mà không phải nợ một tiêu chí nào. Đời sống vật chất của người dân mỗi lúc một sung túc nhưng những kiến trúc lộn xộn ở trong làng đã không thể thay đổi được nữa. Anh Đại tiếc nuối một cơ hội bằng vàng là cách đây mấy năm trên quy hoạch phân đất dịch vụ cho người dân của các thôn bị mất ruộng. Tổng cộng cỡ trên dưới 2.000 suất nhưng mặt tiền của chúng đều chỉ có 4 - 5m, sâu cỡ 20m nên chỉ làm được kiểu nhà duy nhất là ống.

“Giá mà được phân mặt tiền rộng 8 - 10m, sâu 8 - 10m rồi hướng dẫn dân làm kiểu nhà nào vừa đẹp vừa phù hợp với cuộc sống hiện đại mà vẫn giữ gìn được bản sắc thì tốt biết mấy. Với Hoàn Sơn mọi thứ nay đã quá muộn màng nhưng ở những nơi khác vẫn còn cơ hội khi phân đất giãn dân, đất dịch vụ cho dân cấp trên đừng có chia lô kiểu mặt tiền hẹp như thế này nữa”.

Anh Nguyễn Đăng Đại - Phó Chủ tịch xã Hoàn Sơn: “Với Hoàn Sơn mọi thứ nay đã quá muộn màng nhưng ở những nơi khác vẫn còn cơ hội khi phân đất giãn dân, đất dịch vụ cho dân cấp trên đừng có chia lô kiểu mặt tiền hẹp như thế này nữa”.
“Nhà ống có ưu điểm bố trí được nhiều phòng, tạo không gian riêng cho các thành viên nhưng có nhược điểm là nóng bức, chia cắt dễ khiến cho kiểu đại gia đình cùng sinh sống bị nhạt phai tình cảm nhưng xét cho đến cùng, ưu vẫn nhiều hơn nhược, nó phù hợp cho các cặp vợ chồng trẻ ra ở riêng”, anh Nguyễn Đăng Đại - Phó Chủ tịch xã Hoàn Sơn.

Mời đọc bài III: Làng phố và phố làng

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Vĩnh Phúc giảm 10 tổ chức Đảng, 1 Ban Đảng và 8 Sở...

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cho biết sẽ sớm ban hành chính sách với những trường hợp 'hy sinh' vì lợi ích chung, thôi làm việc trong cơ quan hưởng lương từ ngân sách.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Xóm chài Xuân Lam tìm đường đến khu tái định cư

Sống giữa vùng đất thấp trũng, quanh năm vật lộn với thiên tai là nỗi lo chung của người dân Xuân Lam, riêng 8 hộ xóm chài cơ cực hơn cả.