| Hotline: 0983.970.780

Lạng Sơn ứng dụng khoa học công nghệ vào dự báo, ứng phó thiên tai

Thứ Tư 15/06/2022 , 14:07 (GMT+7)

Thời gian qua, Lạng Sơn đã áp dụng hàng loạt giải pháp công nghệ vào công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Những năm gần đây, Lạng Sơn là địa phương chịu ảnh hưởng nhiều loại hình thiên tai như hoàn lưu sau bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, lũ, rét hại, sạt lở đất, ngập úng, mưa đá... Để chủ động ứng phó, khắc phục và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, Lạng Sơn luôn xác định nhiệm vụ phòng chống thiên tai là một trong những nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt.

Cụ thể, tháng 7/2020, Tỉnh ủy Lạng Sơn ban hành kế hoạch 137-KH/TU về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Đến nay, chính quyền và người dân tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều kết quả tích cực trong quá trình triển khai kế hoạch này.

Hồ Bản Lải sau khi hoàn thành đã tham gia phòng chống lũ cho tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hồ Bản Lải sau khi hoàn thành đã tham gia phòng chống lũ cho tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ứng dụng khoa học, công nghệ

Thời gian qua, các cấp, ngành ở Lạng Sơn đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai như ứng dụng mạng xã hội zalo, facebook để truyền tải các thông tin về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

Bên cạnh đó, phổ biến, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành, các địa phương về ứng dụng “PCTT” trên điện thoại thông minh; phổ biến trang Facebook “Thông tin phòng chống thiên tai” của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai; lập trang Facebook “Thông tin phòng chống thiên tai tỉnh Lạng Sơn”...

Đặc biệt, Lạng Sơn đã triển khai ứng dụng qua trình duyệt internet để quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn 2016 - 2030 theo dự án Hồ chứa nước Bản Lải, tỉnh Lạng Sơn, khi dự án hoàn thành sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trong việc cập nhật bổ sung các số liệu đầu vào của phần mềm quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông Kỳ Cùng; tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...

Ngoài ra, công tác hợp tác quốc tế cũng được đề cập và đưa nội dung vào thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Cụ thể, một số nội dung liên quan đến chuyên ngành, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh đã chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với huyện tiếp giáp Việt Nam của Trung Quốc... 

Nâng cao năng lực dự báo

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6 Trạm đo mưa do Đài Khí tượng thủy văn Lạng Sơn quản lý, gồm: Trạm Thất Khê, Trạm thành phố Lạng Sơn, Trạm Đình Lập, Trạm Hữu Lũng, Trạm Mẫu Sơn và Trạm Bắc Sơn.

Ngoài ra còn có một số trạm đo mưa nhân dân, trang áp trên điện thoại di động và tham khảo trên trang Trung tâm khí tưởng thủy văn quốc gia...chủ yếu Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh sử dụng cho việc nghiên cứu, phân tích phục vụ chuyên ngành để phục vụ cho việc cảnh báo, dự báo thiên tai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...

Để công tác dự báo, cảnh báo được chủ động, kịp thời hơn trong chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai, tỉnh đã ban hành kế hoạch về nâng cao năng lực quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng trong lĩnh vực thủy lợi.

Theo đó, mục tiêu giai đoạn 2021-2025 xây dựng, lắp đặt thiết bị quan trắc tại 53 hồ chứa lớn, 40 hồ chứa vừa, 39 hồ chứa nhỏ, 11 hồ, đập dâng. Ngoài ra, tỉnh cũng chỉ đạo tăng cường hệ thống truyền tin về thiên tai tại cơ sở, kết hợp chặt chẽ các phương tiện truyền thông (phát thanh, truyền hình, mạng internet, mạng xã hội...) với các công cụ truyền thống (loa phóng thanh cơ sở, loa cầm tay, vv…) để kịp thời thông tin về thiên tai đến cơ sở.

Hiện nay, Lạng Sơn đã trích Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh với kinh phí 3.400 triệu đồng để hỗ trợ sửa chữa cấp bách 3 hồ chứa có nguy cơ cao mất an toàn mùa mưa, lũ năm 2020.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm