| Hotline: 0983.970.780

Lạng Sơn với phương châm 'phòng là chính, chữa kịp thời, chống dịch khẩn trương'

Thứ Năm 24/03/2022 , 11:18 (GMT+7)

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn cho biết, 3 tháng đầu năm 2022, dịch bệnh trên vật nuôi được kiểm soát nhờ địap hương chủ động trong công tác tiêm phòng.

Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn kiểm tra tình hình dịch bệnh, chống rét cho trâu bò trên địa bàn. Ảnh: Tùng Đinh.

Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn kiểm tra tình hình dịch bệnh, chống rét cho trâu bò trên địa bàn. Ảnh: Tùng Đinh.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật

Đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn khẳng định, đơn vị luôn thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi với phương châm “Thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương”.

Cụ thể là phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh động vật, nguồn lây dịch bệnh động vật nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe động vật, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, tính bền vững trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn, trong quý I/2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 dịch bệnh truyền nhiễm là dịch tả lợn Châu Phi và bệnh dại. Trong đó, dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 25 hộ/21 thôn/13 xã/06 huyện (Văn Quan, Tràng Định, Bình Gia, Văn Lãng, Bắc Sơn, Cao Lộc) Chết và tiêu hủy 73 con, tổng trọng lượng là 3.723 kg (62 lợn thịt, lợn con tổng trọng lượng 2.250 kg; 11 lợn nái, lợn đực tổng trọng lượng 1.473 kg).

Đến nay, trên địa bàn tỉnh còn 1 xã/1 huyện (Minh Khai, Bình Gia) chưa qua 21 ngày. Nguyên nhân bệnh vẫn xảy ra rải rác là do virus tồn lưu cữu trong môi trường thời gian dài, đường lây truyền bệnh đa dạng khó kiểm soát. Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn chủ yếu là nhỏ lẻ, không áp dụng triển để được các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Đối với bệnh dại, chỉ xảy ra tại 1 hộ thuộc xã Nam Quan huyện Lộc Bình. Ngoài ra, một số bệnh địa phương xảy ra lẻ tẻ, rải rác không phát thành dịch và không có dịch bệnh xảy ra trên các đối tượng thủy sản.

Bà con che chắn, chuẩn bị thức ăn chống rét cho trâu bò vào mùa đông ở Lạng Sơn. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà con che chắn, chuẩn bị thức ăn chống rét cho trâu bò vào mùa đông ở Lạng Sơn. Ảnh: Tùng Đinh.

Riêng về tình hình phòng chống đói rét, trong quý I/2022, đợt rét đậm, rét hại vào tháng 2 nhiệt độ giảm sâu, mưa kéo dài liên tục nên một số gia súc đã bị chết do rét. Tổng số gia súc chết rét ở Lạng Sơn là 1.730 con, trong đó: dê 1.151 con; trâu 221 con; bò 57 con; bê nghé 200 con; lợn 70 con; ngựa 31con.

Để kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn, Chi cục luôn luôn thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo trong công tác phòng, chống dịch bệnh và đã đạt được hiệu quả cao.

Đặc biệt là trong công tác lấy mẫu giám sát chủ động đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, bệnh dịch tả lợn Châu Phi, bệnh dại ở chó, mèo… Trong đó, bao gồm cả công tác lấy mẫu chủ động lẫn lấy mẫu bị động.

Bên cạnh đó, công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y để ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh cũng được tăng cường.

Cụ thể, Trạm kiểm dịch động vật Hữu Lũng kiểm soát lưu thông nhập tỉnh được 152 chuyến: Lợn thịt 3.010 con; Gà thịt 15.395 con; Vịt thịt 15.805 kg; Xúc xích 4.250 kg. Ngoài ra, đơn vị triển khai kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cho 37.364 con, trong đó: Thịt trâu bò: 312 con, thịt lợn: 11.650 con, thịt gia cầm: 25.405 con.

Cán bộ thú y của Lạng Sơn lấy mẫu xét nghiệm cho vật nuôi. Ảnh: Tùng Đinh.

Cán bộ thú y của Lạng Sơn lấy mẫu xét nghiệm cho vật nuôi. Ảnh: Tùng Đinh.

Tiêm phòng là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Lạng Sơn Nguyễn Nam Hùng cho biết, công tác tiêm phòng luôn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Chi cục. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn do đặc điểm chăn nuôi của tỉnh chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, nuôi theo phương thức thả rông, nhiều người dân chưa ý thức được lợi ích của việc tiêm phòng cho đàn vật nuôi.

Tuy nhiên, Chi cục đã chỉ đạo tập trung triển khai tiêm phòng những vùng chăn nuôi trọng điểm và những khu vực có ổ dịch cũ. Tính đến thời điểm tháng 3/2022 tiêm phòng được 268.386 lượt con.

Trong đó, tiêm phòng trâu, bò tiêm được 5.287 lượt con; tiêm phòng lợn được 12.761 lượt con; tiêm phòng gia cầm (Newcastle và tụ huyết trùng) được 247.854 lượt con; tiêm phòng chó mèo được 2.484 lượt con; tiêm phòng Dại được 759 con; tiêm phòng Care được 699 con và tiêm phòng vacxin 5-7 bệnh 1.026 con.

Liên quan vấn đề này, Chi cục cũng đặt mục tiêu xây dựng 3 cơ sở chăn nuôi đạt cơ sở an toàn dịch bệnh và 1 phường, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh đạt cơ sở an toàn đối với bệnh dại. Thời gian tới, đơn vị cũng phối hợp triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường năm 2022 trên địa bàn tỉnh, thời gian thực hiện từ ngày 25/3 đến hết ngày 25/4.

Cùng với đó là thực hiện công tác phun khử trùng tiêu độc tại các ổ dịch, chợ buôn bán và nơi tập kết gia súc, gia cầm sống, đồng thời hướng dẫn các hộ, trang trại chăn nuôi phun tiêu độc khử trùng và các biện pháp kỹ thuật nhằm tiêu diệt mầm bệnh tồn tại trong môi trường, hạn chế, ngăn chặn sự phát sinh, bùng phát và lây lan dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Chi cục cũng thường xuyên phối hợp cùng các cơ quan chức năng nhận bàn giao, tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật nhập lậu không rõ nguồn gốc, không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y lưu thông trên địa bàn tỉnh khi có các vụ việc phát sinh. Tuy nhiên, trong quý I năm nay, chưa phát sinh vụ việc nào liên quan vấn đề này.

Theo đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn, công tác tiêm phòng gặp nhiều khó khăn do một số người dân chưa nhận thức đúng về lợi ích của việc tiêm phòng cũng như việc phối hợp với cán bộ thú y trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Ngoài ra, dịch bệnh Covid- 19 tiếp tục diễn biến phức tạp nên công tác triển khai tiêm phòng còn hạn chế.

Trong khi đó, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do giá cả không ổn định; bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn xảy ra do chưa có vắc xin phòng bệnh; chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu là nông hộ, quy mô nhỏ nên thường chịu rủi ro rất cao về dịch bệnh; nhận thức của người chăn nuôi về phòng chống dịch bệnh động vật còn hạn chế.

Công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn còn nhiều bất cập, khó khăn do hiện nay chưa có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Thêm một khó khăn nữa liên quan đến hệ thống là do các Trạm Thú y sát nhập vào Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp do UBND các huyện, thành phố quản lý nên việc quản lý, chỉ đạo phối hợp trong công tác phòng, chống dịch bệnh còn hạn chế.

Chăn nuôi lợn Lạng Sơn tăng trên 7%

Theo Sở NN-PTNT Lạng Sơn, lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Lạng Sơn, quý I/2022 cơ bản ổn định. Hiện tổng đàn gia cầm của tỉnh ước khoảng 5,3 triệu con, chăn nuôi gia cầm có chiều hướng giảm so với cùng kỳ 2021 do vừa hết tết Nguyên đán người dân xuất bán nhiều chưa tái đàn mới.

Đàn trâu của tỉnh ước khoảng 70.970 con, giảm 10,38% so với cùng kỳ năm 2021 do diện tích chăn thả thu hẹp, nhu cầu thay sức kéo bằng máy nông nghiệp, thiếu nhân lực chăn dắt ngoài ra do thời gian qua thời tiết rét đậm rét hại khiến đàn trâu bò bị chết rét nhiều. Với đàn bò, số lượng ước khoảng 33.610 con, tổng đàn bò tăng 0,05% so với cùng kỳ năm 2021.

Riêng đàn lợn ước khoảng 118.260 con, tăng 7.19% so với cùng kỳ năm trước do tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi dần ổn định số ca mắc giảm bà con chủ động tái đàn để phục vụ thị trường.

  • Tags:
Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.