| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai 'đau đầu' với hơn 40.000 tấn dứa mỗi năm

Thứ Hai 20/12/2021 , 11:04 (GMT+7)

Là tỉnh biên giới, có cửa khẩu quốc tế thông thương với Trung Quốc, Lào Cai có nhiều tiềm năng phát triển đa dạng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn.

Lào Cai có tới 1.600 ha dứa với sản lượng khoảng 40.000 tấn. Ảnh: Kế Toại.

Lào Cai có tới 1.600 ha dứa với sản lượng khoảng 40.000 tấn. Ảnh: Kế Toại.

Ngày 1/4/2021, UBND Lào Cai đã phê duyệt “Đề án phát triển mạng lưới chế biến nông, lâm sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025”. 

Đề án được phê duyệt nhằm tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực, gắn với thương hiệu để quảng bá, giới thiệu sản phẩm...

Theo đó, 12 sản phẩm chủ lực được chú trọng gồm: 7 nông sản (chè, rau, quả, lúa gạo, cây dược liệu, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản); và 5 sản phẩm chế biến lâm sản (sản xuất đồ gỗ, chế biến quế, chế biến măng, chế biến dầu trẩu, chế biến nhựa cánh kiến trắng).

Phát biểu tại Diễn đàn Kết nối thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ rau quả nông sản phía Bắc (phiên thứ 16 của Diễn đàn Kết nối Nông sản 970) diễn ra ngày 18/12, ông Vương Tiến Sỹ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Lào Cai cho biết, hai trong số những nông sản thế mạnh của tỉnh là chè và chuối đã được đưa ra nước ngoài tiêu thụ. Trong đó, chuối được xuất chính ngạch sang Trung Quốc, còn chè đã xuất sang Trung Đông, châu Âu.

Thời gian tới, Lào Cai tiếp tục đầu tư, sản xuất, chế biến, tạo ra các chuỗi liên kết vùng, nhất là nhóm nông sản. Tỉnh dự kiến áp dụng nhiều quy trình canh tác hiện đại như nông nghiệp hữu cơ, lập mã số vùng trồng, và đẩy mạnh chuyển đổi số, khoa học công nghệ.

Do có nhiều tiểu vùng khí hậu riêng biệt, Lào Cai còn tiềm năng phát triển phát triển, nhất là cá nước lạnh, với sản lượng khoảng 700 tấn.

Vấn đề của Lào Cai hiện là dứa, với diện tích khoảng 1.600 ha và sản lượng khoảng 40.000 tấn. Tuy nhiên, mặt hàng này chưa được xuất chính ngạch sang Trung Quốc. Trong khi, các nhà máy chế biến dứa hiện mới tiêu thụ khoảng 1/3. Tỉnh đang phải phân phối qua các kênh bán hàng nhỏ lẻ ở trong nước.

“Rất mong được kết nối với các địa phương lân cận và Trung Quốc, đặc biệt là ở những sản phẩm đã được Lào Cai sản xuất theo quy trình tiên tiến, đảm bảo chất lượng”, ông Sỹ nói.

Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 10-NQ-TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường còn nhấn mạnh một nhiệm vụ nữa. Đó là, bên cạnh việc tái cơ cấu giống sang cây trồng có hiệu quả cao, Lào Cai sẽ đẩy mạnh sản xuất gắn liền với chế biến, chuyển dịch dần sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, 

Trước mắt đến năm 2025, Lào Cai phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản và 4 nhà máy chế biến được sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ cao, tiên tiến trong chế biến và bảo quản sản phẩm nông lâm sản. Sau năm 2025, địa phương tập trung nâng cấp, phát triển thêm các cơ sở hiện đại để tăng công suất chế biến; trong đó, tập trung một số ngành hàng chủ lực như chế biến dược liệu, chè, quế, thịt gia súc, gia cầm...

Là cửa ngõ kết nối giữa Trung Quốc với khu vực ASEAN, lượng hàng nông sản đi qua Lào Cai rất lớn. Do đó, tỉnh mong muốn Chính phủ, Bộ NN-PTNT, và các Bộ, ban, ngành liên quan nghiên cứu việc xây dựng khu logistics, triển lãm, trưng bày nông sản. Lào Cai đã dành ra quỹ đất hơn 300 ha để chuẩn bị cho kế hoạch này.

Địa điểm thực hiện lựa chọn tại các địa phương có lợi thế dọc tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Cảng hàng không Sa Pa, biên giới cửa khẩu như tại xã Tân Thượng (Văn Bàn), xã Cam Cọn (Bảo Yên), xã Phong Niên, thị trấn Phố Lu Bảo Thắng), xã Bản Vược (Bát Xát), Kim Thành (thành phố Lào Cai).

Bên cạnh đó, Lào Cai kiến nghị Bộ NN-PTNT có chính sách điều chỉnh để tránh ùn ứ cục bộ các sản phẩm từ phía Nam ra, đồng thời sớm đàm phán để tỉnh đưa sản phẩm dứa, quế xuất chính ngạch sang Trung Quốc. Trước mắt, Lào Cai đã chủ động đẩy mạnh nội tiêu, nhiều sản phẩm đã được đưa xuống Hà Nội tiêu thụ.

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát, ông Lục Như Trung cho biết, huyện có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp phát triển sản xuất các sản phẩm nông sản đặc hữu miền núi phía Bắc.

Huyện đang có 1.500 ha trồng chuối, trong đó 1.000 ha đã được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay trung bình mỗi tháng huyện có 300 - 500 tấn chủ yếu bán sang Trung Quốc. Ngoài ra, Bát Xát còn 3.000 ha canh tác lúa đặc sản Séng cù, hơn 100 ha trồng trên 20 loại dược liệu như sâm Bố chính, đương quy, độc hoạt…; và 800 ha trồng rau trái vụ.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.