| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai: Lần đầu tiên sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn đạt chứng nhận OCOP

Thứ Sáu 04/10/2019 , 20:29 (GMT+7)

Thông tin trên được công bố trong khuôn khổ hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 – 2020 chiều 4/10.

Bà con ở Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) làm thổ cẩm, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Theo đó, 19 sản phẩm thuộc 4 nhóm ngành là: Thực phẩm, đồ uống, dược liệu và dịch vụ du lịch nông thôn được công bố đạt chứng nhận OCOP.

Trong đó 8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao gồm: Dịch vụ du lịch “Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn (HTX Tả Phìn Xanh); mật ong; sữa ong chúa (Công ty TNHH Phát triển Ong Miền núi Thanh Xuân); cao mềm Actiso Sa Pa; cao phun sương Actiso Sa Pa; trà phun sương Actiso Sa Pa; chocolate Detox (Công ty TNHH 1TV Traphaco Sa Pa); chè xanh Ô Long Bảo Yên (Công ty TNHH Chè Đại Hưng).

11 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao gồm: Phấn hoa (Công ty TNHH Phát triển ong miền núi Thanh Xuân); tinh bột sắn dây (HTX nông sản dược liệu Mạnh Hương); rượu thóc H’Mong Sa Pa (HTX H’Mong Sa Pa); trà túi lọc, trà dây leo Sa Pa; trà giảo cổ lam Sa Pa; trà dây leo Sa Pa; trà túi lọc giảo cổ lam Sa Pa (Công ty TNHH 1TV Traphaco Sa Pa); mật ong núi đá (hộ Cao Văn Chiến); rượu ngô bao tử Phú Sơn; rượu nếp Phú Sơn (HTX Phú Sơn); chè xanh (Công ty TNHH Chè Đại Hưng).

Như vậy, đây là lần đầu tiên tỉnh Lào Cai có sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn và dược liệu đạt chứng nhận OCOP.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm