| Hotline: 0983.970.780

Lao động nghề biển vừa thiếu vừa yếu: [Bài 3] Nhan nhản lao động không chuyên

Chủ Nhật 10/04/2022 , 11:04 (GMT+7)

Tàu cá xa bờ ngày càng tăng trưởng, dẫn đến lao động nghề biển ngày càng thiếu, nên những nông dân, người bốc vác thất nghiệp cũng được các chủ tàu ‘chiêu mộ’ đi bạn.

Khi nông dân làm lao động nghề biển

Theo tâm sự của lão ngư Bùi Thanh Ninh, chủ của 8 chiếc tàu cá đánh bắt xa bờ ở xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn, Bình Định), số lượng tàu cá đánh bắt xa bờ tăng trưởng nhanh khiến lao động nghề biển thiếu trầm trọng. Không kiếm ra lao động nghề biển chuyên nghiệp, các chủ tàu đành về các vùng nông thôn thuê những thanh niên làm nông đang rổi việc xuống tàu đi bạn.

Tàu cá xa bờ ngày càng tăng trưởng, dẫn đến lao động nghề biển ngày càng thiếu. Ảnh: V.Đ.T.

Tàu cá xa bờ ngày càng tăng trưởng, dẫn đến lao động nghề biển ngày càng thiếu. Ảnh: V.Đ.T.

Nông dân tham gia lao động nghề biển dù tiền ứng trước mỗi chuyến biển có thấp hơn những lao động nghề biển chuyên nghiệp, chỉ 3-4 triệu đồng/người/chuyến biển, nhưng hiệu suất lao động họ mang lại rất thấp.

“Tàu cá đánh bắt xa bờ tăng trưởng nhanh dẫn tới thiếu lao động nghề cá. Có tàu mà không có lao động thì làm sao hoạt động, vậy là các chủ tàu phải thuê nông dân đi làm nghề biển. Làm nông thì chỉ quen cày quen cuốc, bước xuống lao động trên tàu cá thì không thể tránh khỏi bỡ ngỡ, làm việc không đạt năng suất”, lão ngư Bùi Thanh Ninh chia sẻ.

Lão ngư Bùi Thanh Ninh phân tích: Một người thao tác không quen sẽ làm ảnh hưởng đến cả chuỗi công việc trên tàu cá. Ví như nghề lưới vây rút chì, mọi thao tác của các lao động trên tàu phải đồng bộ từ việc chạy ru lô quay tời đến kéo lưới, cho cá vào sọt, ướp vào hầm bảo quản… chỉ cần 1 khâu “lớ ngớ” là sẽ làm ảnh hưởng đến cả chuỗi công việc.

Lao động nghề biển là một nghề đăc thù, đòi hỏi có sức khỏe, có kỹ năng và lao động phải là nam giới. Ảnh: K.S.

Lao động nghề biển là một nghề đăc thù, đòi hỏi có sức khỏe, có kỹ năng và lao động phải là nam giới. Ảnh: K.S.

“1 lao động nghề cá chuyên nghiệp có thể làm việc liên tục nhiều ngày, làm nhiều giác lưới nối tiếp nhau mà vẫn đảm bảo công suất lao động, còn với 1 lao động không chuyên thì đó là điều bất khả thi. Lao động nghề cá chuyên nghiệp hôm nay dù chắt sức cho 1 giác lưới, nếu hôm sau gặp luồng cá khác cũng có thể tiếp tục phục vụ cho giác lưới mới, với những “nông dân” đi làm lao động nghề cá thì đó là chuyện khó có thể”, lão ngư Bùi Thanh Ninh phân tích thêm.

Trình độ lao động thấp

Ông Trần Quang Kiến, Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Quảng Nam thừa nhận, trình độ lao động biển ở trên địa bàn tỉnh còn thấp. 1 số nghề ven bờ có trình độ thấp phù hợp với các tàu thuyền nhỏ nhưng khi qua những tàu thuyền rất khó có thể thích ứng ngay được.

“Hiện nay, những nghề khai thác có truyền thống lâu năm ở Quảng Nam như nghề câu mực, lưới vây thì trình độ lao động đến thời điểm hiện tại cơ bản đáp ứng được. Còn nghề lưới rê hỗn hợp đang gặp khó khăn vì trình độ, kinh nghiệm của ngư dân còn yếu.

Đối với những nghề khai thác mới, hiện đại thì ngư dân phải có 1 trình độ nhất định chứ không thể dựa vào truyền thống. Chẳng hạn như phải có kiến thức để sử dụng các trang thiết bị điện, điện tử; đặc biệt là các thao thác rất phức tạp như các nghề đóng tời thủy lực, hệ thống các thiết bị về vô tuyến điện, sử dụng sóng ngắn, sóng dài, thông tin liên lạc, hệ thống hàng hải…”, ông Kiến bộc bạch.

Quảng Nam hiện có lực lượng lao động nghề biển chuyên nghiệp thấp. Ảnh: L.K.

Quảng Nam hiện có lực lượng lao động nghề biển chuyên nghiệp thấp. Ảnh: L.K.

Ngành chức năng ở Phú Yên cũng thừa nhận kiến thức của lao động nghề biển ở đây chủ yếu được tích lũy qua thực tiễn sản xuất, nhờ học tập lẫn nhau, hầu như chưa được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm, nên tay nghề khai thác và bảo quản sản phẩm của ngư dân rất thấp. Do quá trình đô thị hóa các vùng ven biển, con em ngư dân tham gia vào nhiều ngành nghề khác nên lao động trên các tàu khai thác cá ngừ đại dương ngày càng thiếu và yếu, đây cũng là vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới.

Hiện nay, những nghề khai thác có truyền thống lâu năm ở Quảng Nam như nghề câu mực, lưới vây thì trình độ lao động đến thời điểm hiện tại cơ bản đáp ứng được. Ảnh: L.K.

Hiện nay, những nghề khai thác có truyền thống lâu năm ở Quảng Nam như nghề câu mực, lưới vây thì trình độ lao động đến thời điểm hiện tại cơ bản đáp ứng được. Ảnh: L.K.

“Lao động nghề biển là một nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, có kỹ năng và lao động phải là nam giới. Mỗi nghề khai thác cần có một số lao động nhất định. Việc thiếu hụt lao động nghề biển làm một số chủ tàu giảm số chuyến biển đi khai thác trong năm, sản lượng khai thác trong từng chuyến biển có thể giảm sút do không đủ lực lượng lao động trên tàu đảm bảo cho yêu cầu công việc. Thiếu lao động cũng làm tăng sức ép cho những lao động khác trên tàu do phải làm thêm việc, nên không đạt được hiệu quả cao”, ông Đào Quang Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Phú Yên.

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.