| Hotline: 0983.970.780

Lập danh sách tàu cá bị cảnh báo nguy cơ cao vi phạm IUU

Thứ Bảy 28/11/2020 , 18:11 (GMT+7)

Bình Định đã đạt nhiều kết quả trong công tác chống vi phạm trong khai thác hải sản tuy nhiên vẫn còn nhiều tàu cá nằm trong nhóm nguy cơ vi phạm cao…

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, tính từ đầu năm đến nay, tỉnh này có 4 tàu cá với 24 thuyền viên vi phạm khai thác xâm phạm vùng biển nước ngoài (vi phạm IUU), trong đó có 3 tàu bị bắt giữ và 1 tàu bị đâm chìm trên vùng biển nước khác, giảm 13 tàu so với cùng kỳ 2019.

Trong 2 năm 2018 và 2019, Bình Định đã xử phạt hành chính 17/45 trường hợp vi phạm với số tiền hơn 6,3 tỷ đồng, trong đó có 11 trường hợp bị phạt 85 triệu đồng/tàu và 6 trường hợp bị phạt 900 triệu đồng/tàu.

Đối với 28 trường hợp tàu cá vi phạm còn lại, UBND tỉnh Bình Định giao Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các địa phương ven biển tiến hành xác minh, củng cố hồ sơ để tiến hành xử lý tiếp.

Tàu cá của ngư dân Bình Định hoạt động trên biển Đông. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Tàu cá của ngư dân Bình Định hoạt động trên biển Đông. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Bên cạnh đó, ngành chức năng đã thu hồi giấy phép khai thác thủy sản của tất cả các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt; gửi đăng công khai trên website của Tổng cục Thủy sản về danh sách các tàu khai thác bất hợp pháp.

UBND tỉnh Bình Định còn chỉ đạo chính quyền các địa phương tổ chức kiểm điểm trách nhiệm chủ tàu, thuyền trưởng các tàu cá vi phạm; kiểm điểm trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo các địa phương có tàu cá vi phạm hoặc bị nước ngoài bắt giữ.

“Chi cục Thủy sản Bình Định đã thực hiện xóa đăng ký tàu cá đối với 550 tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài tỉnh hàng năm không về địa phương, đến nay đã có 53 tàu về địa phương trình báo và Chi cục Thủy sản đã phục hồi lại số đăng ký; đồng thời tuyên truyền nhắc nhở và đề nghị chủ tàu, thuyền trưởng ký cam kết không vi phạm khai thác bất hợp pháp, hàng năm phải đưa tàu về cảng đăng ký, phải khai báo đúng quy định”, ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, cho biết.

Tàu cá đánh bắt kết thúc chuyến chạy về cảng cá Tam Quan (TX Hoài Nhơn (Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Tàu cá đánh bắt kết thúc chuyến chạy về cảng cá Tam Quan (TX Hoài Nhơn (Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Tuy nhiên, hiện Bình Định vẫn còn nhiều tàu cá vượt ra ngoài sơ đồ ranh giới đánh bắt, bị cảnh báo. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, thông qua phần mềm hệ thống giám sát tàu cá tại trạm bờ, Chi cục Thủy sản Bình Định đã phát hiện và cảnh báo 241 lượt tàu đối với 177 tàu cá đối với vi phạm nói trên.

Sau khi phát hiện, Chi cục Thủy sản Bình Định đã thông báo ngay cho chủ tàu, thuyền trưởng, yêu cầu tàu lập tức quay về vùng biển Việt Nam và cảnh báo không được vi phạm vùng biển nước ngoài.

Đồng thời đơn vị này gửi danh sách những tàu cá nói trên cho UBND các xã, phường để các địa phương này phối hợp với các Đồn Biên phòng, các đơn vị liên quan tổ chức làm việc, nhắc nhở, kiểm điểm thuyền trưởng tàu vi phạm, yêu cầu ký cam kết không tái phạm ngay sau khi tàu về bờ.

Gửi danh sách cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh Bình Định phối hợp xác minh, đề xuất xử lý từng trường hợp vi phạm cụ thể theo quy định.

Tàu cá cập vào cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) bán sản phẩm. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Tàu cá cập vào cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) bán sản phẩm. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Cũng theo ông Dương, Sở NN-PTNT Bình Định đã đưa các tàu cá bị cảnh báo vào danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm IUU để chỉ đạo ban quản lý các cảng cá, các tổ công tác IUU của Chi cục Thủy sản, các đồn, trạm kiểm soát biên phòng trong tỉnh thực hiện kiểm tra khi tàu xuất, về bến. Đồng thời, Sở NN-PTNT Bình Định gửi danh sách cho các Sở NN-PTNT, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh phía Nam đề nghị phối hợp chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ những tàu bị cảnh báo này.

“Trường hợp tàu cá cố tình vi phạm hoặc không liên lạc được sau 10 ngày, kể từ khi phát hiện tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển, Chi cục Thủy sản thông báo cho cảng cá nơi tàu cá đăng ký để nắm bắt thông tin tàu đã về bờ chưa, đồng thời yêu cầu ban quản lý các cảng cá thông báo cho các đơn vị có liên quan biết ngay sau khi tàu về bờ và phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật”, ông Trần Kim Dương cho biết thêm.

Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất