| Hotline: 0983.970.780

Leo 20 km đường núi lấy một can nước

Thứ Ba 16/03/2010 , 10:23 (GMT+7)

Người dân ở bản Xúa Do (xã Lũng Pù, Mèo Vạc, Hà Giang) ngày nào cũng phải đi gần 20 km xuống tận hồ treo ở xã Khau Vai hay xuống tận sông Nho Quế để lấy nước rồi lại gùi về.

Hôm sau, tôi leo ngược núi từ Há Tỏ Sò sang bản Xúa Do (xã Lũng Pù, Mèo Vạc, Hà Giang) giống cách của người Mông, tức là men theo con đường dê đi ăn lá trên rừng. Xúa Do có 60 hộ người Mông trắng thì có đến 29 hộ nghèo.

>> Đói thấu mùa giáp hạt

Nhà Lỳ Mí Dé (25 tuổi) không có bò, không lợn; ngô trên giàn đã hết, chỉ còn có 2 gói ngô giống nhà nước cho vẫn đang để ám khói vì chưa có mưa, không gieo được. Gói ngô giống nếu không được ngâm tẩm hoá chất, không chừng nó cũng đã bị biến thành mèn mén đã lâu. Dòm ngược, ngó xuôi, quanh nhà Dé chẳng có cái gì bán nổi 100.000 đồng. Ly Sáu Chớ, trưởng bản bảo: “Nó đói từ lúc chưa trồng được ngô đến tận lúc thu ngô, chắc phải 5 tháng đấy”. 

Vượt 20 km đường núi để lấy một can nước

Dé khoẻ mạnh, vợ Dé cũng khoẻ mạnh nhưng chỉ nuôi được một con chó, mấy con gà con. Đứa con trai của Dé trời lạnh buốt mà không quần không áo, ngồi run lên bên bếp lửa. Mồm thắng bé nhai trệu trạo bắp ngô nướng dở sống, dở chín, môi nó vều lên, nứt nẻ, sưng tấy vì thiếu rau xanh trầm trọng. Trên bếp, chiếc nồi cáu bẩn đã hết nhẵn canh chua. Thấy khách vào, vợ Dé mới lôi cái áo rét duy nhất ra mặc cho con, còn bình thường vẫn để dành không dám dùng.

Tôi hỏi Dé sao khoẻ mạnh thế mà không đi làm thuê, Dé bảo không thích, ở nhà đã có bố mẹ già cho vay ngô làm mèn mén ăn rồi, ở nhà với vợ, uống rượu vẫn thích hơn. Trẻ trung, trai tráng còn nghĩ thế, chả trách gì cái nghèo đói cứ quanh quẩn mãi trong hàng rào đá nhà Dé.

Gần đó là nhà Lỳ Mí Pó, năm nay 36 tuổi cũng thuộc loại nghèo điển hình của Xúa Do. Nhà Pó quây lại bằng những thân ngô, thân cỏ làm vách, những chỗ thủng được che tạm bằng chăn, vải rách. Pó nghèo quá lại không biết cách nói chuyện nên mãi trên 30 tuổi mới lấy được vợ, cái tuổi mà người Mông ở đây nhiều người đã có con trai, con gái chuẩn bị lấy vợ, gả chồng rồi. Pó có một con bò, một con lợn và mới có một đứa con tuổi mẫu giáo nhưng nhà hết ngô đã lâu mà vợ chồng cũng chẳng biết đi làm thuê mà chỉ ru rú góc bếp suốt, trông chờ vào vay mượn của họ hàng.

Tra ngô thì chưa đến vụ, cắt cỏ thì chỉ có mỗi con bò bé nên rảnh chân, rảnh tay, hai vợ chồng ngồi hút thuốc lào vặt bên cái điếu ục to đùng. Thuốc mua cũng hết vì không ai bán chịu cho nữa, chỉ còn vài lá thuốc khô be bé tự trồng gần nhà thế mà vợ rít vài điếu, mắt ngà ngà nhắm nghiền lại, cái đầu rối bù gục xuống trơ chiếc cổ khẳng khiu. Hút xong, vợ Pó chuyền tay điếu cho chồng rít vài điếu. Cứ thế, họ hút thuốc cả buổi, cả ngày. Khói khét mù bay khắp căn nhà chật chội.

Bể nước mùa này ở Lũng Pù đã cạn ráo từ 3-4 tháng nay. Khe nguồn trên cũng kiệt quệ, chảy còn nhỏ hơn vòi nấu rượu hay tắt hẳn. Ngay cả những vũng nước bé bằng cái thúng, cái chậu, bùn bẩn đầy nòng nọc và rác rưởi chỉ dành cho con lợn, con bò uống trên núi cũng cạn hết. Người dân ở đây ngày nào trong nhà cũng phải cử một người khoẻ mạnh đi lấy nước. Trời mới mờ sáng, họ đã địu một quẩy tấu chứa cái can 20 lít lên đường. Cứ leo ngược núi, ngược dốc, leo mãi trên đôi dép nhựa mòn vẹt, thò cả gót chân, ngón chân lê trong đá tai mèo gần 20 km xuống tận hồ treo ở xã Khau Vai hay xuống tận sông Nho Quế để lấy nước rồi lại gùi về.

Đã khó khăn về nước, về cái ăn nhưng cái sự đẻ của người Mông nghĩ cũng là chuyện cười ra nước mắt. Họ không chỉ thích con trai mà thích cả con gái vì con gái làm nương chăm chỉ, không uống rượu, lớn lên lại được dịp thách cưới, đổi được vài con lợn hay một con bò. Vì thế nếu đẻ toàn gái, dân bản sẽ đẻ được đứa biết thổi khèn mới thôi, nếu đẻ toàn trai, họ sẽ cố khi nào có đứa biết thêu áo, kéo sợi mới dứt. Một gia đình người Mông thường dăm, bảy đứa hay thậm chí có đến chín, mười con. Có khi vào nhà con dâu cùng mẹ chồng đều lùm lùm một cái bụng tướng cũng là chuyện dễ thấy.

Dọc đường, họ tranh thủ dở mèn mén ra ăn, rồi mải mốt đi tiếp, đến tận chiều muộn mới gùi nước tới nhà. Nước ở đây được đánh đổi bằng cả bát mồ hôi mặn chát, nhiều khi cả bằng máu nữa. 20 lít nước dùng cho cả gia đình 7-8 người, cho cả con bò, con lợn, con chó, con gà cùng uống nên rửa mặt rồi, hứng để rửa chân tay, rửa tay rồi, hứng để cho gia súc uống, chẳng dám bỏ phí một giọt nào. Mùa khô, nhiều người Mông còn vài tháng mới được tắm một lần cũng là chuyện hết sức bình thường.

Ông Nguyễn Minh Thuận - Bí thư Đảng ủy xã Lũng Pù kể một chi tiết mà không ai dưới xuôi có thể ngờ là tổng thu của chính quyền xã một năm vẻn vẹn 1,5 triệu đồng từ lệ phí chợ, trong khi chi hết hơn 1 tỉ. Đến hơn ¾ diện tích của xã là núi đá tai mèo còn lại một tí đất sản xuất cũng xen giữa những hốc đá, khi mùa khô, rét lạnh tới 4-5 độ, đến cây cỏ voi cũng bị táp lá, không còn cây trồng gì mọc nổi nên cũng chẳng bói đâu ra nguồn thu khác.

“Tỷ lệ nghèo 38,9% nhưng mức sàn nghèo và cận nghèo, đói và cận đói rất gần nhau, khiến dân chúng dễ tị nạnh. Dù đồng bào trên này được quan tâm, ưu đãi nhiều nhưng nguồn kinh phí hỗ trợ cũng có hạn, đã cấp phải trúng đối tượng. Cũng là nghèo nhưng nghèo do khách quan lại khác, còn nghèo do lười mà trợ cấp, bà con nhìn vào họ bảo ngay: “Tại lười mà nó mới nghèo, nhà tôi chăm chỉ hơn lại không được hỗ trợ mà thằng lười toàn được hỗ trợ suốt”. Những hộ đói dịp Tết vừa rồi xã trích ngân sách hỗ trợ cỡ 10-15 kg gạo, còn Trung ương, tỉnh cũng có hỗ trợ những hộ gia đình chính sách đấy”…

Đói lương thực là một chuyện, ở Lũng Pù còn đói cả cái chữ viết, đói cả tiếng phổ thông để giao tiếp với người dưới xuôi. Những người có trình độ ở xã biết đọc thông, viết thạo hiếm hơn cả cây thuốc trên rừng. Đa số công chức xã Lũng Pù còn nợ bằng bởi họ chỉ đang học lớp 9, học cấp ba đã là quý lắm, đã được đi làm ở Uỷ ban rồi được địa phương cử đi học tiếp ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện hoặc gửi các trường, các ngành học trả nợ nốt. Tục lệ ma chay cả ma khô lẫn “ma ướt” vẫn còn linh đình, tốn kém mà giải thích, tuyên truyền mãi vẫn không dứt. Khi một nhà có đám, anh em dắt bò đến góp, mổ rồi sau đó khi nhà họ có đám ma, mình lại dắt bò đến. Một vòng quay khắc nghiệt lại tiếp diễn đến nỗi có nhà phải bán cả đất đai để trả nợ. (Còn nữa)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm