| Hotline: 0983.970.780

Liên kết sản xuất để bảo tồn và phát triển sâm Lai Châu

Thứ Năm 09/03/2023 , 18:02 (GMT+7)

Sâm Lai Châu là dược liệu quý, giá trị cao. Vì vậy, bà con vùng cao Lai Châu liên kết trồng sâm, tạo việc làm và thu nhập, góp phần xóa nghèo bền vững.

Mô hình trồng sâm Lai Châu xã Giang Ma (huyện Tam Đường, Lai Châu) giúp người dân có thu nhập, việc làm. Ảnh: Q.H

Mô hình trồng sâm Lai Châu xã Giang Ma (huyện Tam Đường, Lai Châu) giúp người dân có thu nhập, việc làm. Ảnh: Q.H

Có thu nhập cao từ mảnh đất để hoang

Giang Ma là xã vùng cao của huyện Tam Đường, có diện tích tự nhiên khoảng 3.446ha với độ cao trung bình 1.500m so với mực nước biển. Đây là khu vực thuận lợi cho phát triển các loại cây sâm quý hiếm dưới tán lá rừng. Khí hậu trong lành, quanh năm mát mẻ, phù hợp cho cây sâm phát triển.

Từ năm 2017, gia đình ông Phàn A Sơn ở bản Xin Chải, xã Giang Ma (huyện Tam Đường, Lai Châu) có mảnh đất để không nên đã liên kết cùng 4 hộ dân ở thành phố Lai Châu và Hà Nội đầu tư mô hình ươm và trồng cây giống sâm Lai Châu với diện tích khoảng 2.000m2. 

Đến nay, mô hình nhân rộng trên 1ha. Hiện cây sâm Lai Châu đang sinh trưởng và phát triển tốt. 

“Trước khi thực hiện mô hình, gia đình tôi đi học tập kinh nghiệm ươm cây giống sâm trong nhà lưới tại Viện Lâm sinh. Từ đó, nắm bắt kỹ thuật lắp đặt mô hình gồm: Xây dựng hệ thống khung, trụ, cột, quây lưới đúng kỹ thuật và bảo quản hạt giống, ươm cây đúng quy trình. Hướng dẫn nhân công lao động địa phương tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật trồng sâm trong nhà lưới từ làm đất, bón phân, quản lý sâu, bệnh đến kiểm tra tình hình sinh trưởng…”, ông Phàn An Sơn cho biết. 

Mỗi luống sâm đều ghi chép rõ thời gian trồng, chi phí và lợi nhuận thu được. Khi triển khai thực hiện mô hình, gia đình thu mua trên 500 cây sâm Lai Châu từ 5 - 10 năm tuổi để trồng, chăm sóc và thu hoạch hạt giống. Sau khi thu hoạch hạt giống, hàng năm, gia đình ông cắt thân, lá sâm Lai Châu bán với giá 1 triệu đồng/1kg và bán cây giống với giá trung bình từ 120.000-170.000 đồng/cây. Tính riêng năm 2022, gia đình ông thu được trên 400 triệu đồng tiền bán thân, lá và cây giống sâm Lai Châu.

“Chúng tôi cũng liên kết với các hộ đầu tư mô hình ươm cây giống sâm Lai Châu để bán cây giống, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm ổn định cho 15-20 lao động tại vườn ươm. Đồng thời, giúp bà con trên địa bàn từng bước tiếp cận cây giống sâm Lai Châu phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Thường xuyên ứng dụng tiến bộ khoa học vào trồng, chăm sóc sâm theo hướng hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập ổn định”, ông Phàn A Sơn nói.

Một củ sâm Lai Châu có chất lượng cao do người dân ở huyện Tam Đường trồng. Ảnh: Q.H

Một củ sâm Lai Châu có chất lượng cao do người dân ở huyện Tam Đường trồng. Ảnh: Q.H

Liên kết để trồng dược liệu quý

Đến nay, mô hình ươm và cây giống sâm của gia đình ông bước đầu mở ra hướng phát triển kinh tế mới với nhiều triển vọng cho người dân địa phương học tập và làm theo. Mô hình dự kiến cung ứng ra thị trường từ 5 - 7 vạn cây giống năm 2023. Niêm yết giá bán 120 nghìn đồng/cây (1 năm tuổi).

Cũng theo ông Phàn A Sơn, quá trình trồng, ươm cây giống sâm Lai Châu phải chú ý khâu chuẩn bị mùn, gồm phân chuồng và lá cây ủ hoai mục. Mỗi năm, bón trực tiếp mùn cho cây sâm lâu năm. Từ đó, thu hoạch hạt giống đảm bảo, tỷ lệ nảy mầm đạt 99%. Nhờ hạt giống tốt, cây giống sâm Lai Châu khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt.

Hiện nay có nhiều khách hàng có nhu cầu cao đặt mua sâm bồi dưỡng sức khoẻ, trồng cây sâm. Các loại sâm nói chung, sâm Lai Châu nói riêng là nguồn tài nguyên tự nhiên nay đang dần cạn kiệt, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, mô hình ươm cây giống sâm của gia đình ông dưới diện tích rừng tự nhiên, khí hậu trong lành là cần thiết. Tại mô hình, có các loại cây giống 1, 2 và 3 năm tuổi. Gia đình lắp đặt hệ thống camera quan sát, theo dõi 24/24 giờ tại khu vườn ươm. 

Ngoài ươm cây giống sâm Lai Châu gia đình ông còn trồng thí điểm một số cây sâm như: Vũ diệp, thất diệp và tam thất hoang. Các loại sâm tại mô hình sinh trưởng, phát triển tốt. Đây là cây trồng lâu năm đem lại lợi nhuận kinh tế cao. Kinh nghiệm từ mô hình, trồng sâm Lai Châu dưới tán lá rừng, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con.

Tuy nhiên, trồng sâm đòi hỏi nguồn vốn lớn, vì vậy, không chỉ riêng ông Phàn A Sơn mà người dân bản Xin Chải, xã Giang Ma mong muốn thời gian tới sẽ có thêm nhiều tập thể, cá nhân liên kết trồng sâm dưới tán rừng, đây là cây có tiềm năng phát triển góp phần xóa nghèo bền vững.

Việc đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích người dân tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất cây có giá trị kinh tế cao, xóa đói giảm nghèo từ cây sâm Lai Châu.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đội Bình nghĩa sĩ Hà thành muôn thuở chẳng phai mờ

Ông Đặng Đình Tân - nguyên Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ cho biết, để ghi công cụ Đội Bình, tổng Đại Bối đổi tên thành tổng Đội Bình, nay là xã Đội Bình.

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.