| Hotline: 0983.970.780

Liên kết sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ USDA của Mỹ

Thứ Bảy 18/12/2021 , 07:07 (GMT+7)

Kiên Giang Hiện tỉnh Kiên Giang đang có 2 tổ chức nông dân sản xuất lúa đạt chứng nhận hữu cơ USDA của Mỹ, mang lại giá trị gia tăng cao.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích sản xuất lúa đứng đầu cả nước, với diện tích gieo trồng hàng năm trên 720.000 ha, sản lượng đạt hơn 4,5 triệu tấn. Trong đó, vùng U Minh Thượng chủ yếu là sản xuất luân canh một vụ lúa, một vụ tôm (lúa – tôm), rất thích hợp cho sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP…  

Nông dân huyện An Minh thu hoạch lúa canh tác trên nền đất nuôi tôm, đạt tiêu chuẩn hữu cơ USDA của Mỹ, được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu với giá cao. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân huyện An Minh thu hoạch lúa canh tác trên nền đất nuôi tôm, đạt tiêu chuẩn hữu cơ USDA của Mỹ, được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu với giá cao. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Minh cho biết, địa phương có diện tích vùng quy hoạch sản xuất lúa – tôm 38.900 ha, chia thành 2 khu vực chính. Khu vực từ kênh Chống Mỹ đến kênh xáng Xẻo Rô, với diện tích 21.600 ha. Khu vực từ kênh xáng Xẻo Rô đến kênh KT5, diện tích sản xuất khu vực này khoảng 17.300 ha.

Thời gian qua, sản xuất lúa của huyện chuyển đổi có hiệu quả theo mô hình lúa - tôm, nâng dần hình thức nuôi lên “tôm - lúa có cải tiến”, kết hợp nuôi tôm càng xanh hoặc cua biển. Canh tác lúa bằng các giống chất lượng như: OM 5451, ST 5, ST 24, ST25, BN1. Nhiều tổ chức nông dân (hợp tác xã) đã liên kết ký hợp đồng tiêu thụ lúa với các Công ty Đại Dương Xanh (lúa hữu cơ ST 5), Tập đoàn Lộc trời (lúa BN1), Công ty Hồ Quang Trí (ST 24), tạo ra chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững.

Theo ông Tùng, các mô hình liên kết sản xuất lúa theo các tiêu chuẩn quốc tế được địa phương triển khai thực hiện từ năm 2017 và mở rộng dần diện tích cho tới nay. Nếu như ban đầu diện tích chỉ khiêm tốn chưa tới 10 ha thì đến năm 2019, Công ty Đại Dương Xanh thực hiện mô hình lúa hữu cơ 270 ha, giống lúa ST5 đối với Hợp tác xã Thạnh An và Thạnh Hòa (xã Đông Thạnh), Hợp tác xã Thuận Phát (xã Đông Hưng), lợi nhuận ròng nông dân đạt được trên 22 triệu đồng/ha.

Năm nay, Công ty Đại Dương Xanh tiếp tục liên kết duy trì thực hiện mô hình lúa hữu cơ, có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với Hợp tác xã Thạnh An và Thuận Phát, diện tích 358 ha, với giống lúa ST5 và lúa tím. Vụ mùa năm nay thời tiết thuận lợi, lúa phát triển tốt, hiện nông dân đã bắt đầu vào vụ thu hoạch.

Ông Tùng đánh giá: “Công tác phối hợp triển khai mô hình sản xuất lúa hữu cơ khá thuận lợi, được người dân đồng tình, mong muốn mở rộng thêm diện tích ký hợp đồng tiêu thụ sản xuất lúa theo chuẩn hữu cơ. Huyện An Minh cũng đã chủ trì toạ đàm, mời các đơn vị có liên quan để cùng chia sẻ, tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất trong thời gian tới”.

Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA) là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất... Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Đối với cây trồng hữu cơ, chứng nhận USDA xác nhận các tia bức xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bị cấm, các sinh vật biến đổi gen không được sử dụng.

Liên kết với doanh nghiệp sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ USDA của Mỹ, đã giúp nâng cao giá trị, mang lại thu nhập cao cho nhà nông. Ảnh: Trung Chánh.

Liên kết với doanh nghiệp sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn hữu cơ USDA của Mỹ, đã giúp nâng cao giá trị, mang lại thu nhập cao cho nhà nông. Ảnh: Trung Chánh.

Phong trào đầu tư vào nông nghiệp, trong đó có đầu tư vào sản xuất lúa tại Kiên Giang thời gian qua phát triển khá mạnh.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, trong 4 năm (2017-2020) đã có 290 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 2.490 tỷ đồng. Đặc biệt, đã thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao như: Công ty CP Trung Sơn (nuôi trồng và chế biến thủy sản), Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo), Công ty CP Nông trại sinh thái (liên kết sản xuất và tiêu thụ rau sạch).…

Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản suất lúa, đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản suất lúa, đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Ảnh: Trung Chánh.

Công tác khuyến nông, xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản được tỉnh quan tâm, đầu tư, có bước phát triển vượt bậc. Thông qua các chương trình, dự án của Trung ương và địa phương, đã chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới về cây trồng, vật nuôi, phương thức canh tác mới. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của nông dân trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị thu nhập. Năm 2020, toàn tỉnh đã có 21 sản phẩm nhãn hiệu tập thể chủ yếu có nguồn gốc từ nông nghiệp. Những sản phẩm này đã và đang tham gia vào thị trường và được đánh giá cao như: Khóm Tắc Cậu, khô cá sặc rằn U Minh Thượng, sò huyết An Biên - An Minh, hồ tiêu Phú Quốc, Hà Tiên, gạo một bụi trắng U Minh Thượng…

"Đến nay, đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp của Kiên Giang được chứng nhận theo tiêu chuẩn của Việt Nam, Châu Âu, Mỹ… đều có giá cao hơn sản phẩm thông thường từ 15-20% và dễ tiêu thụ, như: lúa hữu cơ, tôm, khóm VietGAP. Đặc biệt, có 2 tổ chức nông dân với mô hình sản xuất lúa hữu cơ đạt chứng nhận quốc tế USDA, 3 mô hình tôm-lúa đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-11041)”, ông Lê Hữu Toàn cho biết.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Hưng Long 555- ‘lựa chọn vàng’ cho nông dân ĐBSCL và Đông Nam bộ

ĐBSCL Giống lúa Hưng Long 555 khẳng định vị thế tại ĐBSCL và Đông Nam bộ nhờ năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, mang hiệu quả kinh tế cao nông dân.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất