| Hotline: 0983.970.780

'Lỗ hổng' pháp luật trong xử lý 'cẩu tặc' khiến các ngành chức năng lung túng

Thứ Sáu 02/11/2018 , 14:30 (GMT+7)

Ăn trộm rõ ràng là có tội, trộm chó cũng không ngoại lệ. Ấy nhưng khi bắt được kẻ trộm chó, ngành chức năng lại lúng túng trong xử lý vì những “lỗ hổng” trong quy định của pháp luật. 

Thêm vào đó, hiện nay, hầu hết người nuôi chó ở nước ta đều không tuân thủ những quy định, cứ thoải mái thả rông chó ra ngoài đường mà chính quyền địa phương “bí” cách xử lý. Xem ra cả người nuôi chó lẫn người bắt trộm chó đều phạm luật.

14-50-51_1
Hai “cẩu tặc” bị Công an huyện Hoài Nhơn (Bình Định) bắt vào giữa tháng 4/2018

Hiện nay, trên mọi nẻo đường từ nông thôn đến thành thị, đi đâu cũng thấy cảnh những chú chó lang thang, đây chính là món béo bở của các “cẩu tặc”. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Quốc, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, theo quy định của Chính phủ, người dân phải đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã, phường tại các đô thị và khu đông dân cư. Hộ nuôi phải xích hoặc nhốt chó, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không để ảnh hưởng đến người chung quanh. Đặc biệt, ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị, khi đưa chó ra ngoài phải nhốt giữ chó trong cũi hoặc phải bịt rọ mõm cho chó.

“Đối với chó thả rông ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị, UBND cấp xã, phường, thị trấn quy định việc bắt giữ, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; tiêu hủy chó trong trường hợp sau 48 giờ kể từ khi có thông báo mà không có người đến nhận chó”, ông Quốc nói rạch ròi những quy định cụ thể tại Nghị định số 05/2007/NĐ-CP của Chính phủ về phòng chống bệnh dại ở động vật.

Ấy vậy nhưng, chuyện chủ vật nuôi đi khai báo việc nuôi chó tại các UBND xã, phường là chuyện chưa từng xảy ra. Ông Nguyễn Văn Hùng làm Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, Bình Định) từ năm 2011 đến nay, nhưng ông chưa từng thấy có người dân nào đến UBND xã khai báo việc nuôi chó, trong khi hầu như hộ dân nào trong xã cũng nuôi từ 1 đến 2 – 3 con chó.

Theo ông Hùng, ở nông thôn, người dân nuôi chó chủ yếu là để tận dụng cơm đổ cơm thừa của những bữa ăn và để chúng giữ nhà, chứ không phải nuôi “thú cưng” như người dân thành phố. Thời gian gần đây con chó trở thành món hàng thương phẩm, nên con chó lớn vừa đủ trọng lượng là người dân bán đi, nên hầu như không ai nghĩ đến chuyện khai báo việc nuôi chó của mình với chính quyền địa phương. Còn chuyện chó thả rông phải bịt rọ mõm thì càng không thấy.

“Do vậy, mặc dù chính quyền địa phương triển khai thông báo cho người dân những quy định về việc nuôi chó nhưng không ai đi khai báo nuôi chó. Chỉ vài hộ nuôi chó cảnh quý hiếm hoặc chó béc giê họ mới khai báo để ngành chức năng tiêm phòng bệnh dại nhằm bảo vệ vật nuôi của mình”, ông Hùng cho hay.

Chính vì chuyện chó thả rông đầy đường nên những người có trách nhiệm ở xã Phước Thắng thường xuyên “đau đầu” về nạn trộm chó trên địa bàn. Theo ông Hùng, “cẩu tặc” bây giờ không chỉ bắt trộm những con chó thả rông, mà cả những con chó ban đêm đã được xích trong sân nhà chúng cũng tìm cách đột nhập vào để bắt. “Khi chúng chạy xe lang thang, nhìn thấy sân nhà ai có xích chó, chúng liền ném bả vào. Thấy mồi thịt thơm ngon, chó tợp vào là lăn quay bất tỉnh ngay, không kịp sủa 1 tiếng. Thế là chúng leo qua rào hoặc bẻ khóa cổng vào bắt chó đi.

14-50-51_2
Bắt được trộm chó trên đường, người dân đốt xe “cẩu tặc”

“Các thôn trong xã liên tục báo cáo về nạn trộm chó xảy ra trên địa bàn, tuy chưa bắt được đối tượng nào, nhưng qua phản ánh của người dân địa phương, “cẩu tặc” là những người ngoài địa phương chứ không phải con dân trong xã. Chúng thường đi trộm chó vào giấc 3 – 4 giờ sáng, lúc bà con đã ngủ say. Gía như chủ nhà phát hiện được chó của mình bị trộm cũng bó tay, bởi chúng rất manh động.

Ví như vừa rồi tại thôn Lương Bình, sau khi bị chủ nhà phát hiện hô hoán, “cẩu tặc” lập tức ném mẻ chai vung vãi khắp đường để ngăn người dân đuổi theo. Rượt đuổi ăn trộm thường không ai mang dép, để chân trần chạy cho nhanh, khi dậm phải mẻ chai thì không thể rượt đuổi tiếp, thế là chúng chạy thoát. Địa phương cũng có bố trí lực lượng thường xuyên đi tuần tra, nhưng địa bàn thì rộng nên không thể quán xuyến xuể”, ông Hùng bộc bạch.

Ngay cả khi “cẩu tặc” bị bắt tại trận về tội trộm chó với đầy đủ vật chứng, nhưng cơ quan chức năng cũng khó xử lý thích đáng bởi những “lỗ hổng” trong luật pháp. Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 đã nâng mức định lượng đối với tội Trộm cắp tài sản từ 500 ngàn đồng lên mức 2 triệu đồng, Bộ Luật hình sự năm 2015 vẫn giữ mức định lượng này. Đây chính là “kẽ hở” để “cẩu tặc” thoát khỏi khung xử lý hình sự.

Thượng tá Đào Thành Long, Phó trưởng Công an thị xã An Nhơn (Bình Định), cho biết: “Trong thời gian qua, Công an thị xã An Nhơn đã bắt rất nhiều vụ trộm chó, nhưng chẳng có mấy vụ có thể đưa ra xử lý hình sự, bởi mức định lượng chưa đủ như quy định. Hầu hết chó bắt trộm bị đập hoặc bị ăn bã hầu hết đã chết, mà chó chết quy ra tiền thì chẳng bao nhiêu, chưa đủ định lượng về tội Trộm cắp tài sản nên không thể xử lý hình sự, chỉ đủ xử lý hành chính. Vả lại, sau khi bắt được trộm chó thì lại không tìm ra người bị hại là những chủ chó thì cũng chịu thua. Bọn trộm thấy chó đi lang thang ngoài đường là đập chứ biết chủ của nó là ai, nên dù sau khi bắt được, cơ quan chức năng bảo chúng dẫn đi tìm người bị hại nhưng nào tìm ra. Do vậy, trong 5 – 6 năm gần đây, Công an thị xã An Nhơn mới chỉ khởi tố 2 – 3 vụ trộm chó có quy mô lớn”, Thượng tá Đào Thành Long cho hay.

Bởi vướng quy định nên những kẻ trộm chó không bị xử lý thích đáng, phạt hành chính thì chẳng “bõ bèn” gì, nên “cẩu tặc” ngày càng lộng hoành. Khi luật không thể xử lý, thì bức xúc của người dân dồn nén biến thành “luật rừng”, làm nảy sinh tình trạng cả làng tổ chức rình bắt “cẩu tặc”. Khi “cẩu tặc” bị bắt tại trận, bức xúc dồn nén lâu ngày bùng lên thành trận đòn “bề hội đồng”, dẫn tới những vụ án mạng không đáng xảy ra.

14-50-51_3
Hầu hết người nuôi chó hiện nay đều không tuân theo quy định

Bên cạnh nguy cơ chó mình nuôi có thể mất bất cứ lúc nào, người dân còn phải đối mặt với nguy hiểm mỗi khi phát hiện được “cẩu tặc” đang hành sự. Bởi, khi đi trộm, “cẩu tặc” luôn mang theo người hung khí để kháng cự nếu bị bắt để thoát thân. Cũng may, giá trị con chó không bao nhiêu, nên khi thấy chúng hăm he dữ tợn, chủ con chó bị trộm không truy cùng đuổi tận để tránh tình trạng bị “cẩu tặc” manh động đánh trả, nhất là đối với những đối tượng có sử dụng ma túy đá hay cỏ Mỹ thì sự hung hãn của chúng còn dữ dội hơn.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm