| Hotline: 0983.970.780

Lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu

Thứ Bảy 15/06/2019 , 15:52 (GMT+7)

Sau gần một năm nổ ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, ông Billy Wang, chủ một doanh nghiệp ở Thượng Hải đang cảm thấy mỗi ngày trôi qua càng thêm hoang mang.

Ông Wang là chủ một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu linh kiện điện tử, tin rằng cuộc thương chiến sẽ phải mất ít nhất sáu tháng nữa mới có cơ may đạt được một thỏa thuận. “Hiện một số sản phẩm của chúng tôi vẫn đang hướng đến thị trường Mỹ, nhưng số đơn đặt hàng đã bị giảm hơn một nửa”, ông Wang cho hay.

Chỉ số niềm tin kinh doanh trong khu vực sản xuất ở Trung Quốc đã giảm 5% điểm trong tháng Năm

Theo giới phân tích, những người rơi và trạng thái chán nản như ông Wang đang ngày một nhiều tác động tiêu cực vào các chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu, đồng thời khó dự báo được triển vọng tăng trưởng trong năm nay.

Cho dù các nhà kinh tế có thể định lượng được các tác động lên các kênh thương mại trực tiếp, nhưng nỗi lo sợ lớn hơn  lúc này lại chính là tác động tiêu cực từ sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng như tâm lý của các nhà đầu tư.

Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley cho rằng, việc tái bùng phát căng thẳng trong đàm phán giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới đã dập tắt triển vọng phục hồi tăng trưởng toàn cầu trong nửa cuối năm 2019 và dự báo sẽ chỉ đạt mức trung bình là 3,2%.

Trong khi đó, theo cơ quan xếp hạng toàn cầu Moody, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ- Trung sụp đổ vì hai bên không thể đi đến một thỏa thuận về các vấn đề cốt lõi như Trung Quốc phải tạm dừng trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và Mỹ phải dỡ bỏ những rào cản thuế quan hiện hành. Do vậy hai bên khó có thể mong đợi sẽ đạt được một thỏa thuận tại Hội nghị G20 vào cuối tháng này tại Osaka (Nhật Bản) nhằm phá vỡ thế bế tắc dù có đưa ra các kịch bản khác nhau…

Giới quan sát khó dự báo về kết quả cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ- Trung tại G20 sắp tới

Một khảo sát khác cho thấy, chỉ số niềm tin kinh doanh của Trung Quốc, chỉ tính trong khu vực sản xuất đã giảm 5% điểm trong tháng Năm so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 2,6% so với tháng Tư. Còn tại Mỹ, theo khảo sát của Phòng Thương mại Trung Quốc, các doanh nghiệp Trung Quốc đã giảm đầu tư gần 90% so với mức đỉnh điểm vào năm 2016.

Phát biểu tại một diễn đàn gần đây, Viện phó Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc Cai Fang đã lên tiếng chỉ trích cuộc chiến thương mại đã phá vỡ trật tự toàn cầu. “Thương chiến không chỉ gây thiệt hại cho hai nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ, mà còn trực tiếp làm tổn thương các thị trường phát triển và mới nổi khác”, ông Cai nói.

Trong khi đó, ở khắp châu Á, các nhà hoạch định chính sách cũng đang chuẩn bị cho kịch bản tăng trưởng chậm hơn xuất phát từ nguyên do căng thẳng thương mại leo thang.

Hầu hết các ngân hàng trung ương ở đây đã chuyển sang chính sách nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế trong nước.  Thậm chí Malaysia, Ấn Độ, Philippines và New Zealand đều đã cắt giảm lãi suất trong năm nay để hỗ trợ tăng trưởng.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.