| Hotline: 0983.970.780

Loay hoay chính sách tiền lương

Thứ Sáu 10/05/2013 , 10:26 (GMT+7)

Theo dự báo của ngành Lao động, nếu điều chỉnh mức lương tối thiểu thì rất nhiều doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN dệt may, da giày, gia công sẽ phá sản.

Theo dự báo của ngành Lao động, nếu điều chỉnh mức lương tối thiểu thì rất nhiều doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN dệt may, da giày, gia công sẽ phá sản.

Vậy, cách tính mức lương tối thiểu hiện nay của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa công bố có khả thi không? Tại sao lao động nông thôn không phải là đối tượng được đưa vào khảo sát? NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội về vấn đề này.


Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội

Ông Lợi cho hay: Theo kết quả khảo sát mới đây của Viện Công nhân công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động VN), lương ở khu vực DN hiện chỉ đáp ứng 62 - 69% mức sống tối thiểu của người lao động; lương ở khu vực Nhà nước mới bảo đảm 50% mức sống tối thiểu của công chức. Không chỉ chưa theo kịp mức sống, lương tối thiểu tại Việt Nam cũng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, tăng lương tối thiểu những năm gần đây mới bằng 38 - 41% mức tăng GDP bình quân đầu người (trừ năm 2003 và 2006 mức tăng bằng 46%) nhưng chưa có giải pháp khả thi để khắc phục.

Loạn cách tính

Gần 70% lao động nước ta là lao động nông thôn. Thế nhưng trong khảo sát này lại không thấy nhắc đến đối tượng để điều tra. Theo ông tại sao vậy?

Để khảo sát mức thu nhập của người lao động ở khu vực phi chính thức (nông thôn) không hề đơn giản bởi vì ở những vùng này, người lao động làm việc ít có hợp đồng, có quan hệ chủ - thợ rõ ràng nên khó có căn cứ để đánh giá. Ngoài ra, lao động vùng này chủ yếu làm nửa thời gian, không đủ theo ngày, tuần, tháng nên không thể đánh giá chính xác được.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bất cập này nhưng đến nay vẫn chưa có cuộc điều tra quy mô lớn nào về mức sống tối thiểu cũng như cơ sở xác định mức lương tối thiểu để từ đó hoạch định chính sách về lương tối thiểu.

Những điều ông nói chứng tỏ việc khảo sát, điều tra chỉ mang tính tương đối, không thể đại diện cho số đông người lao động ăn lương?

Cả nước hiện chỉ có 33% số lao động làm công ăn lương và 67% lao động nằm trong nhóm mà tôi và bạn vừa phân tích (chiếm khoảng 11 triệu người). Thế nhưng hiện nay chúng ta không có bất kể biện pháp nào xử lý được. Ngoài ra, chất lượng của người tham gia điều tra cũng rất quan trọng và có tác động lớn đến độ chính xác của kết quả điều tra.

Phải chăng chúng ta đang bị loạn cách xác minh tiền lương tối thiểu của người lao động?

Để đánh giá đúng bản chất của tiền lương phải đánh giá được năng suất lao động. Thêm vào đó, trong khu vực sản xuất kinh doanh, việc xác định tiền lương tối thiểu căn cứ vào 3 yếu tố là nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, điều kiện kinh tế xã hội, giá sinh hoạt và phải chia theo các vùng. Khi 3 yếu tố tiền lương thay đổi, ảnh hưởng đến đời sống của người lao động thì Chính phủ phải điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu cho người lao động.


Đời sống của người công nhân luôn gặp khó khăn vì mức lương tối thiểu không đủ nuôi sống bản thân (Ảnh minh họa)

Phải điều chỉnh từ năng suất

Chúng ta đang hướng tới mục tiêu là mức lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, song thực tế những năm qua cho thấy khoảng cách này còn quá xa. Cụ thể vấn đề như thế nào, thưa ông?

Hiện nay không điều chỉnh được tiền lương là do năng suất lao động của chúng ta quá thấp. Năng suất lao động từ năm 2000 đến nay có xu thế giảm đi. Năm 2010, năng suất lao động cả xã hội của chúng ta là 4,4; đến 2011 còn có 3,8. Năng suất lao động giảm thì làm sao tiền lương tăng lên được và nhu cầu đời sống tăng lên được. Đây là cái bất hợp lý, cho nên tiền lương của chúng ta luôn luôn chạy theo nhu cầu sống tối thiểu. Khu vực sản xuất kinh doanh dù chúng ta điều chỉnh thêm 17% từ 1/1/2013, nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được 62 đến 69% và khu vực hành chính sự nghiệp còn thấp hơn, bằng khoảng 70% lương tối thiểu của khu vực sản xuất kinh doanh. Thế nhưng tiền lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng được 69% là cao nhất thì làm sao đáp ứng được nhu cầu, vẫn thiếu 30% nhu cầu sống tối thiểu.

Nhiều nước họ đang tính lương tối thiểu của người lao động như thế nào?

Theo đề án đã trình Hội nghị TƯ (khóa XI), chỉ khi năm 2013 lương tối thiểu tăng 35 - 37%, năm 2014 tăng 25 - 27% và năm 2015 tăng 20 - 25% thì người lao động mới sống được bằng lương vào năm 2015. Tuy nhiên, năm 2012 tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN gặp nhiều khó khăn và dự báo năm nay mức độ còn gay gắt hơn.

Họ tính lương tối thiểu trên nhu cầu tiền lương đủ sống. Tiền lương tối thiểu phải gắn chặt với mức sống tối thiểu chung của cả xã hội. Mức sống đó phải đáp ứng đủ số calo mà người dân cần được cung cấp trong 1 ngày. Lương cũng phải đáp ứng cả những chi tiêu bên ngoài của cuộc sống.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay của chúng ta là không điều chỉnh được lương tối thiểu (bởi mức sống quá thấp) nên không đáp ứng được yêu cầu sống tối thiểu. Thêm vào đó, chúng ta chưa cải cách tốt bộ máy hành chính nên lương phải gánh trả cả bộ máy quá đông, khó có thể cải cách được tiền lương. Chúng ta chưa xác định được mức chuẩn của đời sống cán bộ công chức trong khi lương vừa thể hiện mức sống hiện tại, vừa thể hiện tái sản xuất, tích lũy... Tiền lương luôn chạy theo nhu cầu sống tối thiểu - đây là những điều bất hợp lý mà chúng ta cần thay đổi trong thời gian tới.

Xin cảm ơn ông!

Tăng thế nào?

Mức lương tối thiểu hiện mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Tuy nhiên, nếu tăng lương tối thiểu cho người lao động, nhiều doanh nghiệp sẽ lâm cảnh khó khăn và có nguy cơ vỡ nợ.

Theo Bộ luật Lao động sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/5, chính sách lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Trước đó, Bộ Lao động cũng đặt kế hoạch đến năm 2016 - 2017, mức lương tối thiểu sẽ đạt được mục tiêu này. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ phải chi gần gấp đôi cho quỹ lương so với hiện nay bởi mức lương tối thiểu hiện chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu sinh hoạt ở mức thấp nhất của người lao động.

Trước hết, cần phải khẳng định rằng mục tiêu tăng lương tối thiểu của Bộ LĐ-TB&XH là hoàn toàn đúng đắn và nhận được sự ủng hộ cao của hầu hết các tầng lớp nhân dân. Rõ ràng, với mức lương tối thiểu từ 1.650.000 - 2.350.000 đồng/tháng (tùy theo vùng) như hiện nay, nhiều người lao động đang lâm vào tình cảnh “sống mòn” trong các khu nhà trọ chật chội, đông đúc. Nhiều người thậm chí còn không đủ tiền chi cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày để tái tạo sức lao động chứ chưa nói đến việc thoát nghèo hay mua sắm các sản phẩm xa xỉ, mua nhà, gửi tiết kiệm.

Đặc biệt, đời sống của người lao động đang ngày càng trở nên cực kỳ khó khăn khi các mặt hàng thiết yếu, từ xăng, điện, lương thực thực phẩm, đến chi phí vận tải, y tế, giáo dục... đều đang tăng từng ngày.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, việc tăng lương tối thiểu sẽ khiến gia tăng gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp, thậm chí là đẩy doanh nghiệp đến chỗ giải thể, phá sản.

Theo tính toán sơ bộ, để người lao động có thể nhận thêm 1 đồng lương, doanh nghiệp sẽ phải chi khoảng 1,5 đồng (bao gồm lương và các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, BH thất nghiệp...). Câu hỏi đặt ra ở đây là doanh nghiệp sẽ lấy đâu ra tiền để trả cho phần chi phí tiền lương tăng thêm trong tình cảnh hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được do nhu cầu tiêu dùng xã hội giảm, thị trường co hẹp, doanh thu và thu nhập đều giảm sút?

Hơn thế nữa, cũng cần nhắc lại một vấn đề đã tồn tại bấy lâu nay là mỗi khi Chính phủ công bố tăng lương tối thiểu hay lương cơ bản thì giá cả các loại mặt hàng trên thị trường sẽ ồ ạt “tăng trước đón đầu”. Khi đó, số tiền lương tối thiểu mà người lao động được tăng thêm, chỉ khoảng từ 100 - 300 nghìn/tháng gần như không còn ý nghĩa. Thậm chí là còn bị “âm” bởi “lương tăng không kịp giá”.

Như vậy, để chính sách tiền lương thực sự phát huy tác dụng, Chính phủ cần đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý giá, điều tiết thị trường, tránh tái diễn tình trạng "lương chưa tăng nhưng giá đã tăng". Chỉ khi đó thì việc tăng lương của người lao động mới thực sự có ý nghĩa!

Đỗ Hà

 

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm