| Hotline: 0983.970.780

Lộc Trời cần gần 500 cán bộ khuyến nông hợp tác sản xuất lúa

Chủ Nhật 06/08/2023 , 17:11 (GMT+7)

KIÊN GIANG Công ty TNHH Dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời có nhu cầu đặt hàng 490 cán bộ khuyến nông cộng đồng để phát triển vùng lúa nguyên liệu 100.000ha tại Kiên Giang.

Ông Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, từ vụ lúa đông xuân 2022 - 2023, Công ty TNHH Dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời (An Giang) đã có kế hoạch liên kết sản xuất, phát triển vùng lúa nguyên liệu 100.000ha tại tỉnh Kiên Giang.

Cụ thể, địa bàn triển khai thực hiện gồm các huyện Hòn Đất 31.000ha, Giang Thành và Kiên Lương mỗi huyện 15.000ha, Giồng Riềng và Tân Hiệp mỗi huyện 10.000ha, các huyện còn lại An Biên, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Châu Thành, Gò Quao mỗi huyện từ 2.000 - 5.000ha. Vùng nguyên liệu chuyên canh các giống lúa chất lượng cao là Jasmine 85, OM18, OM5451, ST24 và ĐS1.

Để phát triển vùng lúa nguyên liệu 100.000ha tại Kiên Giang, Công ty TNHH Dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời có nhu cầu lực lượng khuyến nông cộng đồng cùng tham gia thực hiện với số lượng 490 người. Ảnh: Trung Chánh.

Để phát triển vùng lúa nguyên liệu 100.000ha tại Kiên Giang, Công ty TNHH Dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời có nhu cầu lực lượng khuyến nông cộng đồng cùng tham gia thực hiện với số lượng 490 người. Ảnh: Trung Chánh.

Để phát triển vùng lúa nguyên liệu nói trên, Công ty TNHH Dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời có nhu cầu lực lượng khuyến nông cộng đồng cùng tham gia thực hiện với số lượng 490 người, tương đương mỗi cán bộ khuyến nông hỗ trợ quản lý diện tích sản xuất hơn 20ha.

Phía Công ty cũng đề xuất công việc của lực lượng khuyến nông cộng đồng là hỗ trợ triển khai vùng nguyên liệu, tổ chức tập huấn định kỳ và tư vấn kỹ thuật cho nông dân, giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện của nông dân theo hợp đồng liên kết, cập nhật thông tin mùa vụ và dịch hại trên địa bàn, thu thập thông tin dữ liệu liên quan đến quá trình sản xuất cho các HTX tham gia vùng nguyện liệu và tổ chức chốt giá thu mua theo quy trình khi vào vụ thu hoạch.

Phương thức liên kết phát triển vùng lúa nguyên liệu hiện nay được công ty và các HTX nông nghiệp ký kết hợp tác. Công ty sẽ đầu tư, cung ứng toàn bộ vật tư nông nghiệp đầu vào, hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho các xã viên tham gia. Các HTX tổ chức sản xuất, thu hoạch theo hướng dẫn, quy trình, phương thức quản lý của Công ty, đồng thời giao lúa cho Công ty sau khi thu hoạch.

Trước khi vào vụ sản xuất, Công ty TNHH Dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời và các HTX sẽ cùng thống nhất diện tích sản xuất, địa điểm vùng nguyên liệu, thời gian hợp tác, giống lúa, sản lượng, chất lượng và lợi nhuận cam kết.

Không chỉ Lộc Trời, hiện nay nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng có nhu cầu hợp tác với lực lượng khuyến nông cộng đồng trong tổ chức sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Không chỉ Lộc Trời, hiện nay nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng có nhu cầu hợp tác với lực lượng khuyến nông cộng đồng trong tổ chức sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Công ty đầu tư không tính lãi đối với vật tư nông nghiệp cho nông dân, bao gồm lúa giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các dịch vụ nông nghiệp như cày xới, máy bay không người lái (drone) chăm sóc, bảo vệ lúa và máy thu hoạch.

Bên cạnh đó, công ty cũng tổ chức xuống giống “rải vụ trong vụ” nhằm tối đa hóa công suất của các máy móc cơ giới phục vụ sản xuất, nhất là nhà máy sấy, đảm bảo chất lượng lúa gạo khi chế biến, xuất khẩu. Bên cạnh đó, quy hoạch, phát triển ổn định vùng sản xuất lúa của các địa phương phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Ngoài việc “đặt hàng” lực lượng khuyến nông cộng đồng tham gia phát triển vùng nguyên liệu, Công ty TNHH Dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời đề xuất ngành nông nghiệp địa phương hướng dẫn, hỗ trợ các HTX đăng ký mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, thực hiện số hóa công tác quản lý, giao dịch không dùng tiền mặt đối với các HTX, tạo thuận lợi cho việc thanh toán sau khi thu mua lúa. Trước mắt, đã có 2 tổ chức nông dân tham gia mô hình này là HTX Mỹ Thái (huyện Hòn Đất) và HTX Giồng Tượng (huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), diện tích mỗi đơn vị 5.000ha.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.