| Hotline: 0983.970.780

Long An quy định mật độ chăn nuôi đến 2030

Thứ Ba 28/11/2023 , 11:07 (GMT+7)

UBND tỉnh Long An vừa ban hành quyết định quy định mật độ chăn nuôi ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh này đến năm 2030.

Dê nuôi trong một trang trại ở Long An. Ảnh: Sơn Trang.

Dê nuôi trong một trang trại ở Long An. Ảnh: Sơn Trang.

Quyết định nói trên có hiệu lực kể từ ngày 5/12/2023. Theo đó, mật độ chăn nuôi ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2030 được quy định như sau: huyện Tân Hưng không quá 0,1 đơn vị vật nuôi (ĐVN)/ha đất nông nghiệp; thị xã Kiến Tường, huyện Tân Thạnh, huyện Mộc Hóa không quá 0,2 ĐVN/ha đất nông nghiệp; huyện Vĩnh Hưng không quá 0,4 ĐVN/ha đất nông nghiệp; huyện Thạnh Hóa không quá 0,5 ĐVN/ha đất nông nghiệp.

Mật độ chăn nuôi ở huyện Đức Huệ không quá 0,6 ĐVN/ha đất nông nghiệp; huyện Thủ Thừa không quá 0,7 ĐVN/ha đất nông nghiệp; huyện Bến Lức, huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc không quá 0,8 ĐVN/ha đất nông nghiệp; huyện Châu Thành không quá 1,1 ĐVN/ha đất nông nghiệp; huyện Tân Trụ không quá 2,2 ĐVN/ha đất nông nghiệp; thành phố Tân An không quá 2,5 ĐVN/ha đất nông nghiệp; huyện Đức Hòa không quá 3,5 ĐVN/ha đất nông nghiệp.

Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi trên địa bàn căn cứ vào định hướng, kế hoạch phát triển chăn nuôi của địa phương để tổ chức sản xuất chăn nuôi bảo đảm đúng quy định về mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2030, tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động chăn nuôi.

Xem thêm
Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.