| Hotline: 0983.970.780

Long An quyết ngăn dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Sáu 31/05/2019 , 22:47 (GMT+7)

Sau khi các xã giáp ranh thuộc tỉnh Đồng Tháp xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), chiều 31/5, tỉnh Long An đã triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch cho cán bộ ở huyện Tân Thạnh.

Trước đó, Sở NN-PTNT tỉnh Long An cũng đã được triển khai khẩn cấp nội dung này tại huyện Tân Hưng.  

Hiện nay, Long An vẫn chưa có DTLCP. Nếu dịch từ các tỉnh lân cận lan đến huyện Tân Thạnh thì sẽ lan nhanh chóng bởi Tân Thạnh là huyện có hệ thống giao thông chằng chịt, phức tạp.

Để phòng chống dịch, các chốt kiểm dịch tại các điểm giao thông giáp ranh với các huyện, tỉnh lân cận được thiết lập nhằm kiểm soát và chặn các xe chở heo và các sản phẩm từ heo tại các vùng dịch đi vào  huyện Tân Thạnh, Tân Hưng.

Ngoài ra, các huyện còn lập đội phản ứng nhanh với các nhóm cơ động đi kiểm tra vệ sinh thú y tại các xã, đặc biệt theo dõi ở đường sông.

Phun thuốc sát trùng các xe chở heo vào tỉnh Long An. Ảnh: Lê Hải

Ông Dương Minh Phí, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Long An nhấn mạnh, công tác giám sát các lò giết mổ nhỏ lẻ cũng hết sức chặt chẽ. Công tác kiểm tra, giám sát phát hiện dịch bệnh càng sớm thì xử lý sớm để tránh lây lan. 

Bà Đinh Thị Phương Khanh, PGĐ Sở NN-PTNT Long An, cho biết, hàng ngày Long An nhập heo từ 14-18 tỉnh, thành đang có dịch. Ngay từ ngày 12/3, Tỉnh ủy tỉnh Long An đã triển khai phát động phòng chống dịch TLCP với yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế dịch.

Xem thêm
Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Khởi sắc mía đường: [Bài 3] Hơn 10 năm thoát nghèo nhờ cây mía

SƠN LA Gắn bó với vùng đất khó Chiềng Lương hơn 10 năm qua, cây mía dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng là cây trồng kiên trì bám trụ, giúp bà con nơi đây thoát nghèo.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất