| Hotline: 0983.970.780

Lồng ghép nhiều nguồn vốn cho chương trình 'Không còn nạn đói'

Thứ Năm 21/11/2019 , 09:00 (GMT+7)

Theo Ban chỉ đạo chương trình “Không còn nạn đói”, nguồn vốn để triển khai chủ yếu sẽ lồng ghép từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo.

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chương trình là trên 545 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2018 - 2020 là 33,9 tỷ đồng.

Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói" đến năm 2025 đặt mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm ở trẻ em dưới 2 tuổi xuống dưới 5%... (Ảnh minh họa).

Bao gồm, nguồn vốn lồng ghép đồng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo thực hiện hỗ trợ sản xuất cho 31 thôn điểm đến năm 2020. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức quốc tế để thực hiện các hoạt động như rà soát chính sách, xây dựng tài liệu, tài liệu hóa, tuyên truyền, hỗ trợ tập huấn, hội nghị, hội thảo cho người dân.

Vào giai đoạn trọng điểm của dự án (2021 - 2025), chương trình sẽ sử dụng trên 511 tỷ đồng. Bao gồm, nguồn vốn lồng ghép từ nguồn của các chương trình, dự án, hỗ trợ cho 1.000 thôn (trong đó 300 thôn thực hiện dự án và 700 thôn mở rộng).

Ngoài ra, tận dụng tối đa nguồn vốn huy động của các tổ chức quốc tế thực hiện các hoạt động như xây dựng và rà soát chính sách, xây dựng tài liệu, hỗ trợ tập huấn, hội nghị, hội thảo cho người dân.

Trong cả hai giai đoạn, tùy theo khả năng, các tổ chức quốc tế có thể hỗ trợ thêm kinh phí để xây dựng các mô hình dinh dưỡng, bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm. Đồng thời kết nối tiêu thụ nông sản, xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất cho người dân.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.