Giống như mọi thứ diễn ra tại lễ nhậm chức Tổng thống, việc lựa chọn các giáo sĩ để cầu nguyện trong buổi lễ không chỉ là một hình thức – mà còn là một tuyên bố của Tổng thống sắp tới, đồng thời truyền tải các giá trị của chính quyền của ông tới quốc gia.
Cha Leo J. O'Donovan, một linh mục Dòng Tên và là người cố vấn tinh thần cho Biden, sẽ cầu nguyện khi bắt đầu buổi lễ vào ngày 20/1, và Linh mục Silvester Beaman, một người bạn tâm giao, sẽ ban phép lành vào cuối buổi lễ.
Sự tham gia của Cha Beaman và O'Donovan trong lễ nhậm chức Biden tiếp nối truyền thống lâu dài của Mỹ. Kể từ lễ nhậm chức thứ hai của Franklin Delano Roosevelt năm 1937, các lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ đều có có giáo sĩ cầu nguyện.
Lễ nhậm chức của Trump vào năm 2017 lập kỷ lục với sự tham gia của 6 lãnh tụ tôn giáo, bao gồm mục sư Franklin Graham (người đã tham gia lễ nhậm chức năm 2001 của George W. Bush), Paula White , và Hồng y Timothy Dolan, Tổng Giám mục của Thành phố New York.
Biden chỉ là người Công giáo thứ hai trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, sau cuộc bầu cử của John F. Kennedy năm 1960.
Joe Biden tự nhận là một tín đồ Công giáo sùng đạo (ông đã nhận được điện thoại chúc mừng từ Giáo hoàng Francis sau cuộc bầu cử của mình), và lời kêu gọi đức tin của ông trong suốt chiến dịch cho thấy đạo Công giáo sẽ là một phần quan trọng không chỉ trong lễ nhậm chức mà còn trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông.
Lời cầu nguyện của Cha Leo O'Donovan là một tín hiệu về mối liên hệ giữa Biden với nguồn gốc Công giáo của mình
Cha O'Donovan, một người New York bản địa, từng là hiệu trưởng của Đại học Georgetown từ năm 1989 đến năm 2001. Cha là một người bạn lâu năm của ông Biden và là linh mục chủ sự Thánh lễ an táng cho Beau Biden, con trai ông Biden, qua đời vào năm 2015 vì một khối u não.
Trong thời gian làm Phó Tổng thống Hoa Kỳ, thỉnh thoảng ông Biden cũng đến tham dự Thánh lễ trong nhà nguyện của trường đại học, và tham dự các hội thảo về đức tin và đời sống công cộng.
Tổng thống đắc cử cũng là tác giả của lời giới thiệu cuốn sách của cha O’Donovan, “Blessed Are the Refugees: Beatitudes of Immigrant Children (Tạm dịch: Phúc cho những người tị nạn: Các mối phúc cho những trẻ em di cư)”.
Về vấn đề di cư, vào tháng 11 năm ngoái, ông Biden đã phát biểu tại một buổi gây quỹ của Tổ chức cứu trợ người tị nạn của Dòng Tên (JRS). Cha O’Donovan là giám đốc của Tổ chức này. Ông Biden đảm bảo rằng ông sẽ đưa con số tiếp nhận người di cư từ 15.000 người của chính quyền hiện nay lên đến 125.000 người.
Vào Ngày nhậm chức, lời cầu nguyện của Cha O'Donovan sẽ là một tuyên bố về mối liên hệ tiếp tục của Tổng thống mới với nguồn gốc Công giáo của ông.
Lời chúc phúc của Cha Rev. Silvester Beaman nhắc nhở rằng còn nhiều việc phải làm
Lời cầu nguyện của Cha O'Donovan - theo truyền thống là lời cầu nguyện về sự giúp đỡ - có thể sẽ kêu gọi sự phù hộ của Chúa trong buổi lễ và cho ông Biden trước khi Tổng thống mới tuyên thệ duy trì Hiến pháp. Sau buổi lễ, Cha Silvester Beaman sẽ dâng lời cầu nguyện chúc phúc hoặc ban phước lành cho những người tham gia.
Sinh ra ở Niagara Falls, New York, Cha Beaman đã tốt nghiệp Đại học Wilberforce, trường đại học tư nhân đầu tiên trong lịch sử của người da đen do người Mỹ gốc Phi sở hữu và điều hành.
Ông Biden và Cha Beaman gặp nhau vào năm 1993, sau khi Cha Beaman tiếp quản Bethel.
Cha Beaman nói với NBC News rằng khi Beau Biden là Tổng Chưởng lý của Delaware, ông đã tìm thấy một đối tác trong công việc của mình.
“Beau và tôi đã trở thành những tâm hồn đồng điệu”, Cha Beaman nói. "Chúng tôi đã trở thành những người bạn tốt trong chiến hào giải quyết các vấn đề xã hội ở Wilmington và tiểu bang". Cha cũng là người tham gia vào lễ tang năm 2015 của Beau.
Ngày 1/6/2020, trong bối cảnh bất ổn quốc gia và các cuộc biểu tình chống lại phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát sau cái chết của George Floyd, Biden – vốn giảm mạnh xuất hiện trước công chúng do đại dịch Covid-19 - đã gặp gỡ 15 nhà lãnh đạo cộng đồng Da đen trong một cuộc họp ở khu bảo tồn tại Bethel.
Ông thề sẽ giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc ở thể chế và thành lập một cơ quan giám sát của cảnh sát trong 100 ngày đầu cầm quyền nếu được bầu. “Phó Tổng thống đã đến để nghe chúng tôi”, Cha Beaman nói trước khi cầu nguyện.
Cuộc họp ngày 1/6 tại nhà thờ của Cha Beaman đã trở thành tư liệu phục vụ cho ba quảng cáo chiến dịch tranh cử của Trump gây hiểu lầm và phân biệt chủng tộc, trong đó sử dụng cảnh Biden quỳ gối trong khu bảo tồn của nhà thờ trước mặt cha Beaman và các nhà lãnh đạo Da đen khác.
Trong một quảng cáo được phát vào tháng 6, video được chồng lên bởi những hình ảnh về các cuộc biểu tình bạo lực, với bối cảnh nhà thờ bị mờ đi và một người kể chuyện nói: “Antifa hủy hoại cộng đồng của chúng tôi. Bạo loạn. Cướp bóc. Vậy mà Joe Biden lại quỳ xuống”.
Vào tháng 8, đoạn phim đã được thay đổi kỹ thuật số để có vẻ như Biden đang ở một mình trong một quảng cáo được thiết kế để ám chỉ rằng cựu Phó Tổng thống đang co rúm trong sợ hãi và bị đánh bại, đã từ bỏ tất cả trong chiến dịch tranh cử.
Vào tháng 9, cảnh quay lại xuất hiện, lần này ở dạng chuyển động chậm và có thể nhìn thấy các thủ lĩnh Áo đen. Dòng chữ "Ngăn chặn Joe Biden và những kẻ bạo loạn của ông ta" theo sau đoạn phim, với âm thanh của Phó Tổng thống Mike Pence nói, "Bạn sẽ không an toàn ở nước Mỹ của Joe Biden."
Cha Beaman nói với Dịch vụ Tin tức Tôn giáo rằng quảng cáo này là "phân biệt chủng tộc rõ ràng", một "cuộc tấn công vào Nhà thờ người Mỹ gốc Phi".
Cùng với các nhà lãnh đạo AME khác, cha Beaman đã ký một lá thư tố cáo quảng cáo và kêu gọi cơ quan thực thi pháp luật liên bang điều tra, vì nó "có thể kích động bạo lực và khuyến khích căng thẳng chủng tộc dẫn đến việc đặt người da màu vào thế bị tổn hại."
Ngày 20/1 tới đây, lời chúc phúc từ cha Beaman - một người bạn và người bạn tâm giao trong gần 30 năm - sẽ báo hiệu một lời hứa sẽ kết nối với những mối quan tâm của cộng đồng Da đen, một vấn đề quan trọng khi ông Biden nhậm chức Tổng thống.
“Tôi sẽ đứng trước một tòa nhà do nô lệ xây dựng và tôi sẽ đứng trên bục mà một đám đông đã khinh miệt”, Cha Beaman nói với NBC News. “Lời cuối cùng trong ngày hôm đó sẽ là tiếng nói của Chúa. Tôi đang cầu xin Chúa sử dụng tôi để truyền đi ân sủng cuối cùng của Ngài vào dịp này và nói chuyện vào thời điểm này. Và thật vinh dự khi được làm như vậy”.