| Hotline: 0983.970.780

Lượng thịt lợn Trung Quốc nhập khẩu vẫn tăng mạnh

Thứ Ba 26/05/2020 , 08:51 (GMT+7)

Theo số liệu hải quan, trong tháng 4 Trung Quốc đã nhập khẩu trên 400.000 tấn thịt lợn, tăng hơn 170% so với cùng kỳ năm 2019.

Mặc dù cả dịch tả lợn châu Phi và Covid-19 đều đã lắng nhưng người tiêu dùng Trung Quốc vẫn 'đói' thịt lợn nghiêm trọng. Ảnh: SCMP

Mặc dù cả dịch tả lợn châu Phi và Covid-19 đều đã lắng nhưng người tiêu dùng Trung Quốc vẫn “đói” thịt lợn nghiêm trọng. Ảnh: SCMP

Như vậy, tính chung trong 4 tháng đầu năm nay Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 1,35 triệu tấn thịt lợn, tăng 170,4% so với cùng kỳ năm 2019 trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung thịt lợn trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dân sau khi đại dịch Covid-19 đang dần được đẩy lùi.

Dịch tả lợn châu Phi đã khiến tổng đàn lợn của Trung Quốc giảm 60% trong năm 2019, khiến sản lượng thịt lợn khan hiếm và đẩy giá thịt tăng cao tại thị trường trong nước và buộc chính phủ phải đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thịt lợn từ các thị trường khác, trong đó chủ yếu là Mỹ và châu Âu. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu thịt lợn của nước này sang Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục trong quý I/2020.

Mặc dù giá thịt lợn ở Trung Quốc đã giảm dần kể từ đầu tháng 2/2020 song vẫn cao gấp đôi so với trước đó một năm và cao gấp 3-4 lần so với giá thịt lợn Mỹ hồi tháng 3/2020, trước khi các nhà máy sản xuất thịt lợn ở Mỹ phải đóng cửa do đại dịch Covid-19 bùng phát.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hàn Trường Phú phát biểu tại phiên họp quốc hội lần thứ 13 hôm 22/5. Ảnh: Chinadaily

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hàn Trường Phú phát biểu tại phiên họp quốc hội lần thứ 13 hôm 22/5. Ảnh: Chinadaily

Theo số liệu hải quan, trong tháng 4 vừa qua Trung Quốc cũng đã nhập khẩu 160.000 tấn thịt bò, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái và tổng lượng nhập khẩu thịt bò của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2020 đã tăng 54%, lên 680.000 tấn.

Năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu tổng cộng 2,11 triệu tấn thịt lợn (tăng 75%) và 1,66 triệu tấn thịt bò (tăng 59,7%) so với năm trước đó.

Phát biểu tại kỳ họp quốc hội đang diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh hôm 22/5,  Bộ trưởng Nông nghiệp Hàn Trường Phú khẳng định, Trung Quốc đang kiểm soát tốt dịch tả lợn châu Phi và hoạt động tái đàn trong dân đang tăng trưởng tốt.

Tuy nhiên nhằm tiếp tục ổn định giá lợn giống để tái đàn và giá thịt lợn trên thị trường, ông Hàn kêu gọi ngành chăn nuôi lợn các địa phương vẫn phải tăng cường giám sát, kiểm soát chặt dịch bệnh một cách thường xuyên và tối ưu hóa khâu này trong toàn chuỗi liên kết.

Giá thịt tại Trung Quốc hồi tháng trước vẫn dao động quanh mức  64,42 nhân dân tệ, tương 9,1 USD/kg. Ảnh: Sipa

Giá thịt tại Trung Quốc hồi tháng trước vẫn dao động quanh mức  64,42 nhân dân tệ, tương 9,1 USD/kg. Ảnh: Sipa

Theo Bộ trưởng Hàn Trường Phú, tổng sản lượng ngũ cốc của Trung Quốc năm nay tiếp tục cán mốc 650 triệu tấn, trong vòng hơn mười năm liên tiếp bất chấp những lo ngại ban đầu về khủng hoảng lương thực tác động bởi đại dịch Covid-19. Trong đó các loại cây trồng được mùa gồm lúa gạo và cao lương- hai loại lương thực thiết yếu  tại quốc gia 1,3 tỷ dân, nên dư khả năng đáp ứng mọi nhu cầu trong nước và dự trữ cho cả năm sau.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm