| Hotline: 0983.970.780

Mất căn cước công dân gắn chíp phải làm thế nào?

Thứ Hai 01/08/2022 , 17:21 (GMT+7)

Thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử có bảo mật cao, khó bị lộ. Tuy nhiên công dân cũng cần làm lại CCCD gắn chíp vì tích hợp nhiều ứng dụng quan trọng.

Cần phải làm gì khi mất căn cước công dân gắn chíp?

Cần phải làm gì khi mất căn cước công dân gắn chíp?

Căn cước công dân gắn chíp có nhiều chức năng

Thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử (CCCD gắp chíp) với độ bảo mật cao chỉ có chủ thẻ cá nhân công dân đó sử dụng được và dung lượng lưu trữ lớn sẽ giúp bạn tích hợp được nhiều ứng dụng đi kèm như ứng dụng sinh trắc học, chữ ký số, ứng dụng mật khẩu một lần,… có thể kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.

Ngoài ra, theo Bộ Công an, mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo.

- Tích hợp nhiều thông tin

Ngoài ra, chíp được gắn trên thẻ CCCD lưu trữ thông tin của công dân trên thẻ CCCD gồm các thông tin BHYT, BHXH, bằng lái xe, các loại giấy tờ có giá trị giúp phòng tránh được việc giấy tờ bị giả mạo… đồng thời tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, đơn giản, tiện lợi hơn mà không cần đem theo nhiều loại giấy tờ nhằm nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

- Tích hợp hiều ứng dụng

Với chip điện tử gắn trên thẻ CCCD cho phép tích hợp nhiều ứng dụng, mã hóa các dữ liệu cá nhân (sinh trắc học) cơ bản của công dân (họ tên, quê quán…) và vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng. Giúp cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng điện thoại thông minh cũng “quét” được các thông tin giấy tờ, họ tên của người được cấp một cách nhanh chóng thuận tiện nhất.

Mất thẻ CCCD gắn chip có nguy hiểm không?

Trong trường hợp bị mất thẻ CCCD gắn chip cũng không có nguy cơ bị lộ thông tin. Bởi vì chỉ những cơ quan chức năng mới được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng để trích xuất thông tin từ chip. Do đó, người dân có thể hoàn toàn yên tâm rằng, nếu như có bị mất CCCD gắn chip, thì người nhặt được cũng khó có thể đọc được thông tin mà chip trên thẻ đang lưu giữ.

Khác với chip, mã QR lại dễ dàng có thể quét được, chỉ cần dùng Ứng dụng trên điện thoại thông minh. Tuy nhiên, trên mã QR không chứa đựng quá nhiều thông tin cần “bảo mật” như trên chip.

Cần làm gì khi mất căn cước công dân gắp chíp?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 thì thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;

b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Điều 10, 11, Thông tư 59/2021/TT-BCA ngày 15.5.2021, có hiệu lực từ ngày 1.7.2021 của Bộ Công an quy định:

Điều 10. Tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

2. Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị.

Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Xem thêm
Việt Nam - bang California tăng cường hợp tác thực hành nông nghiệp bền vững

Ngày 16/5 (giờ địa phương), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam gặp mặt và làm việc với Bộ Lương thực và Nông nghiệp bang California, Hoa Kỳ (CDFA).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.