| Hotline: 0983.970.780

Mẹ không sợ cực, chỉ lo con không đỗ

Thứ Năm 07/07/2011 , 11:21 (GMT+7)

Với người nông dân Quảng Trị, niềm tự hào lớn nhất lúc này không phải là lúa được mùa, mà chính là những đứa con của họ lai kinh ứng thí sau 12 năm đèn sách.

Nghèo khó nhưng bà Nguyễn Thị Được vẫn quyết tâm cho con đi thi đại học

Con đường vào xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị mùi rơm rạ thoang thoảng dưới cái nắng gió lồng lộng. Bà con vừa thu hoạch xong vụ mùa thắng lợi. Song với người nông dân, niềm tự hào lớn nhất lúc này không phải là lúa được mùa, mà chính là những đứa con của họ lai kinh ứng thí sau 12 năm đèn sách.

 

>> Vai mẹ vai con trĩu nặng nỗi lo
>> Nhọc nhằn sĩ tử quê

Theo chị theo em

Ngày em Đỗ Thị Nhung đi thi đại học dân làng An Mô dường như ai cũng hồi hộp đợi chờ kết quả của em. Không để bà con thất vọng, Nhung ẵm về cùng lúc ngôi vị á quân hai trường Đại học Y khoa Huế và Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Nhung không phải người đầu tiên của làng đỗ đại học. Song Nhung là người có hoàn cảnh éo le nhất của làng nhưng vẫn chọn nấc thang đầu tiên của con đường tiến thân bằng trường đại học. Và, từ đó Nhung trở thành tấm gương không chỉ của làng An Mô mà của cả xã Triệu Long.

Ở xã Triệu Long có nhiều nông dân nghèo khổ đã chọn cho con mình con đường tiến thân bằng chuyện học hành. Hôm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đến thăm gia đình nông dân Lê Văn Giáo ở thôn Tân Định, bà rất đỗi ngạc nhiên trước ngôi nhà lẹp xẹp mà cả nhà ông Giáo đang tá túc lại là nơi ươm mầm cho 5 người con tài giỏi của ông. Gia đình ông Giáo sống bằng nghề nông, mỗi mùa làm được 1 tấn lúa. Ngần ấy lương thực chỉ đủ ăn cho cả nhà đến giáp hạt. Tiền nuôi con ăn học ông phải đi vay hoàn toàn. Vậy mà 4 người con lớn của ông đứa nào cũng học đại học.

Em Lê Thiên Thống (con ông Giáo) năm nay thi ĐH Nông lâm Huế

Nghe ông kể chuyện nhọc nhằn nuôi con ăn học, chứ không cam chịu cho một đứa nào ở nhà lao động, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan hết sức thán phục. Đặc biệt người con gái thứ 4 của ông là em Lê Thị Thiên Thuỷ, sinh năm 1989 thi đỗ thủ khoa Đại học Sư phạm Huế. Khi được tuyển vào Trung tâm đào tạo tiến sĩ Toán học của trường, em đạt thủ khoa. Thiên Thuỷ đã nhận được học bổng đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài.

Hôm tôi đến nhà, ông Giáo cho biết vừa đi vay mượn được 1 triệu đồng cho đứa con trai út Lê Thiên Thống đi thi Đại học Nông lâm Huế. Thống có học lực khá nên ông Giáo tin tưởng con mình có khả năng trúng tuyển đại học. Và ông bà lại phải tiếp tục đi mượn tiền nuôi con ăn học. Số tiền nhà ông Giáo đang nợ vì nuôi con ăn học đã hơn 60 triệu đồng. Vậy mà ông bà vẫn vui vẻ, không lo nợ nần.

Chịu tiếng thất tín vì con

Men theo con đường làng đầy rơm rạ, tôi đến nhà bà Nguyễn Thị Được ở thôn Phương Ngạn. Bà Được 56 tuổi mà trông gầy đét, già hơn cái tuổi của bà rất nhiều. Bà kể vừa tiễn cậu con trai út lên đường thi đại học. Em Nguyễn Minh Hải, con trai bà Được vừa tốt nghiệp lớp chuyên Toán tin của Trường THPT Lê Quý Đôn Quảng Trị. Nhà bà Được có 3 người con đã học đại học, bây giờ em Hải nhiều khả năng sẽ thi đỗ vào Đại học Kinh tế TPHCM. Cuộc đời bà Được là những ngày tháng nợ nần chồng chất vì các con. Con bà người nào cũng học giỏi nên bà chịu khó nuôi con ăn học, không người nào được phép ở nhà.

Để có tiền cho Hải đi thi bà Được phải bán 3 tạ lúa được 2 triệu đồng. Cả gia đình ăn học nhưng chỉ sống bằng 5 sào lúa (thu hoạch được 1,2 tấn lúa/mùa), riêng tiền đi thi đại học của đứa út cũng ngốn hết sản lượng lúa của 1,5 sào. Các con của bà biết mẹ sẽ khổ hơn nhiều nếu năm nay thằng em út lại thi đỗ đại học. Nhưng bà Được gạt phăng cái tư tưởng thụt lùi vì thương mẹ của mấy con, bà nói: "Mẹ chấp nhận trở thành người thất tín vì không trả được tiền vay nợ, mẹ chấp nhận bị người ta bêu riếu nhưng mẹ sẽ không hổ thẹn. Có các con chăm ngoan, học giỏi mai sau thành người có ích cho gia đình, khổ nhọc mấy mẹ cũng chịu được”.

Số tiền bà Được đang nợ vì vay để nuôi con ăn học đến 61 triệu đồng, chưa kể lãi mẹ đẻ lãi con. Bà nói mình không sợ nghèo khổ, không sợ người ta chê cười, chỉ sợ các con không học được mà thôi.

Toàn xã Triệu Long có hơn 400 sinh viên đang học đại học, cao đẳng. Trung bình mỗi năm có từ 30 đến 35 em thi đỗ vào đại học. Thực tế cho thấy con đường thi đại học là sự lựa chọn sáng suốt nhất để sau này các em thoát khỏi cảnh làm ruộng như bố mẹ mình.  

Nhưng nghèo khổ, éo le như đời ông Nguyễn Khắc Minh ở thôn Vệ Nghĩa vẫn quyết chí nuôi con đi học đại học khiến cả thôn ai cũng thán phục. Vợ ông Minh qua đời sớm để lại cho chồng 3 người con, trong đó người con thứ hai bệnh nặng, mất sức lao động. Một mình với cảnh gà trống nuôi con, ông Minh vẫn không chịu khuất phục khó khăn. Năm nay em Nguyễn Khắc Kiệt, con trai đầu của ông Minh, dự thi vào Đại học Kinh tế TP. HCM.

Ông Minh hy vọng đó là con đường hợp lý nhất giúp đổi đời cho con của người nông dân suốt đời chân lấm tay bùn. Với ông Minh nghèo đói là ngôi trường đại học lớn nhất mà con trai ông đã phải trải qua 12 năm. Bây giờ nếu con thi đỗ, đi học thêm 4 năm nữa, gia đình tiếp tục lâm vào cảnh nghèo đói cũng chẳng sợ. Nghèo khổ vẫn gắng nuôi con học đại học, bởi đó là niềm tự hào lớn nhất đời ông.

Mùa tuyển sinh này xã Triệu Long có 145 sĩ tử lên đường dự thi đại học khắp cả nước. Ông Lê Quang, Phó Chủ tịch xã cho biết đa phần trong số trên là con em nông dân nghèo song lại hiếu học. Ở nông thôn con đường thoát thân bằng học đại học từ trước đến nay được nhiều gia đình nông dân chọn lựa đầu tư cho con em mình. Hơn ai hết bà con nông dân biết đầu tư cho chất xám nhất định sẽ mang lại hiệu quả xứng đáng cho gia đình, xã hội.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm