| Hotline: 0983.970.780

Mê Linh trúng đậm, Nhật Tân ngậm ngùi

Thứ Ba 16/04/2013 , 10:11 (GMT+7)

Trong khi người trồng hoa ở huyện Mê Linh (Hà Nội) phấn khởi vì loa kèn được mùa, được giá, thì nông dân Nhật Tân (quận Tây Hồ) lại buồn vì mất mùa.

Từ đầu tháng 4 đến nay, trong khi người trồng hoa ở huyện Mê Linh (Hà Nội) phấn khởi vì loa kèn được mùa, được giá, thì nông dân Nhật Tân (quận Tây Hồ) lại buồn vì mất mùa.

1 sào thu 30 triệu đồng

Mới giữa tháng 4 nhưng trên khắp các cánh đồng Hạ Lôi, Liễu Trì, Ấp Hạ (xã Mê Linh, huyện Mê Linh) gần như đã hết hoa loa kèn, chỉ còn sót lại những bông hoa loại 2, loại 3. Nguyên nhân là bởi mùa hoa năm nay nguồn cung thấp hơn cầu, trong khi đó, hoa loa kèn ở Mê Linh từ lâu đã nức tiếng vừa đẹp, vừa bền. Hoa cắt bao nhiêu cũng bán hết và không có tình trạng thương lái ép giá.

Ông Nguyễn Văn Bảy, khuyến nông xã Mê Linh cho biết: “Năm nay thời tiết thuận lợi, ít sương muối nên rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của loa kèn. Cả xã có gần 400 ha đất nông nghiệp thì 240 ha trồng hoa. Năm ngoái, diện tích trồng loa kèn chỉ 1,2 ha nhưng năm nay đã tăng lên 2 ha. Đáng mừng hơn, giá hoa cũng tăng gần gấp đôi so với mọi năm, trung bình khoảng 1.500 đồng/cành”.

Vừa cắt những cành hoa loa kèn loại 2 để bán cho thương lái, cô Nguyễn Thị Thanh (xóm Xanh, thôn Hạ Lôi) vừa tâm sự: “Năm nay, nhà tôi trồng 2 sào loa kèn. Trung bình mỗi ngày gia đình giao buôn khoảng 2 vạn cành với giá 1.700 đồng/cành, đến thời điểm hiện tại đã thu được khoảng 80 triệu đồng. Nếu cắt hết số hoa còn lại cũng phải bỏ túi thêm 10 - 15 triệu đồng nữa. Trừ tất cả chi phí (giống, phân bón, thuốc sâu, điện) thì một sào lãi không dưới 30 triệu đồng”.

Là người gắn bó với cây hoa loa kèn hơn 1 thập kỷ, anh Nguyễn Văn Tiến (xóm Ao Sen, thôn Hạ Lôi) chia sẻ: Muốn cành loa kèn có nhiều loa, loa to và đẹp thì điều quan trọng nhất là phải chọn được củ giống tốt (quyết định 70%). Củ giống phải có đường kính 10 cm trở lên và không bị trầy xước. Với những củ có kích thước nhỏ dưới 10 cm thì nên loại bỏ vì nó sẽ cho thân cây ngắn, loa vừa ít vừa bé.


Nụ cười rạng rỡ của người trồng hoa ở Mê Linh khi loa kèn được mùa, được giá

Thông thường người dân trồng khoảng 8.000 củ/sào. Với giá 1.200 - 1.500 đ/củ như hiện nay thì chi phí giống cũng ngót nghét 10 triệu đồng. Người trồng hoa có thể thu hoạch củ, bảo quản và chọn lọc để sử dụng cho vụ sau, tuy nhiên nếu tái sử dụng quá nhiều lần thì giống sẽ bị thoái hoá, cho năng suất thấp.

So với những loại hoa khác, loa kèn là cây ít sâu bệnh nên chi phí cho thuốc BVTV thấp, tuy nhiên, khâu làm đất lại đòi hỏi sự cầu kỳ và công phu. Loại đất thích hợp nhất để trồng loa kèn là đất xốp, nhiều mùn, độ ẩm vừa phải. Trước khi gieo củ phải cày ải nhiều lần, luống đánh cao, mặt luống bằng phẳng. Nếu chọn được giống tốt và chăm sóc đúng kỹ thuật thì một cây loa kèn có thể cho 15 - 17 bông hoa.

Theo ghi nhận của phóng viên tại làng hoa Mê Linh, những vườn loa kèn có trung bình 8 - 9 hoa/cây đa phần được trồng bằng củ giống mới (sử dụng lần đầu hoặc lần 2), còn lại, những vườn loa kèn trồng củ giống từ năm 3 trở đi chỉ cho trung bình 4 hoa/cây.

Ông Bảy cho biết, từ thời điểm trồng đến khi thu hoạch cây hoa loa kèn chỉ khoảng 180 - 200 ngày (bằng TGST và phát triển của các giống lúa dài ngày), nhưng xét về hiệu quả kinh tế, loa kèn cho thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa. Tuy nhiên, loa kèn là loại cây 1 vụ nên đa phần người dân trong xã vẫn ưa trồng hoa hồng hơn, bởi hoa hồng chỉ cần đầu tư 1 lần là cho thu hoạch 6 - 7 năm liên tục.

Mất mùa thê thảm

Trái ngược với không khí hân hoan của nông dân Mê Linh, người trồng hoa loa kèn ở phường Nhật Tân, quận Tây Hồ (Hà Nội) lại đang “méo mặt” vì vụ mùa thất bát. Những cây loa kèn còi cọc, cao không quá đầu gối người trưởng thành; hiếm hoi lắm mới có cành đeo 5 loa, cành đeo 1 - 2 hoa nhan nhản. Những hình ảnh đó khiến người ta không khỏi ngậm ngùi tiếc nuối về một thời huy hoàng của loài hoa loa kèn vài năm về trước, tại chính Nhật Tân.

Nhớ lại thời điểm 3 năm trở về trước, ông Trần Văn Thắng (58 tuổi, ở cụm 7, phường Nhật Tân) chia sẻ: “Thời suy tàn của hoa loa kèn ở Nhật Tân đã đến rồi. Ngày trước, tất cả những hộ có ruộng đào cành đều trồng xen loa kèn. Đêm đêm, cả cánh đồng sáng rực nhờ bóng điện giăng mắc khắp nơi thúc cây loa kèn lớn.

Đến mùa thu hoạch, xe thồ, ô tô nườm nượp vào ra bốc hàng chuyển đi khắp các ngả đường, phố thị. Nhưng bây giờ, 10 nhà thì 9 nhà bỏ trồng loa kèn. Có trồng cũng chỉ để cho vui, được thêm đồng nào hay đồng ấy nên việc chăm bẵm cũng chẳng mặn mà”.

Thực tế ở Nhật Tân, nhiều gia đình đã trồng đậu tương xen canh với đào để thay thế loa kèn. Không biết trong vài năm nữa, hình ảnh bông hoa loa kèn tươi thắm có còn hiện hữu trên những thửa ruộng xứ đào?

Qua trò chuyện với nhiều hộ dân trồng loa kèn ở đây, được biết hầu hết họ không muốn bỏ tiền mua củ giống mới mà tái sử dụng từ nhiều năm trước. Thế nên kích thước củ giống ngày càng nhỏ và không đồng đều, không đủ chất dinh dưỡng nuôi cây sinh trưởng bình thường.

Cô Nguyễn Thị Thanh (cụm 4, phường Nhật Tân) tâm sự: “Gia đình tôi trồng loa kèn đã được 10 năm. Chỉ mất năm đầu phải bỏ tiền mua giống, sau đó tự nhân giống cho các vụ sau. Những năm đầu, có nhiều cây cho đến 13 - 14 hoa, nhưng giờ thì 3 - 4 hoa cũng quý. Ngày nay loa kèn được coi là loại cây “ăn thêm”, còn nguồn thu chính vẫn dựa vào đào nên cũng chẳng quan tâm chăm sóc như trước, trời cho ăn thì được sướng, còn không thì đành chịu”.

Tình trạng thoái hoá giống loa kèn ở Nhật Tân đã đến mức đáng báo động. Ông Trần Văn Thắng cho biết: “Ngày trước cây hoa loa kèn cao ngang cổ người, nhưng bây giờ trung bình chỉ cao 35 - 40 cm. Tỉ lệ cây còi cọc, không cho hoa khoảng 40%. Giá bán của hoa loa kèn Nhật Tân so với Mê Linh, Tây Tựu kém xa. Chắc 1 - 2 vụ nữa tôi cũng phải chuyển sang loại cây khác”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm