| Hotline: 0983.970.780

"Mềm hóa" công tác dạy nghề

Thứ Năm 14/03/2013 , 09:31 (GMT+7)

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn đầu triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhiều địa phương đã chú trọng đến khâu kế hoạch nhiều hơn là chất lượng tay nghề.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn đầu triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), nhiều địa phương đã chú trọng đến khâu số lượng (kế hoạch) nhiều hơn là chất lượng tay nghề.

Báo cáo của Sở này cho thấy, chỉ hơn một năm đầu triển khai đề án, cả tỉnh đã có hơn 3.500 LĐNT được đào tạo nghề, trong đó  2.000 người học nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên, cho đến lúc này, câu hỏi đang đặt ra là: Lâm Đồng có đảm bảo theo quy định là có 70% lao động trong con số hơn 3.500 lao động đã được đào tạo nghề đó có việc làm ổn định hay không?

Theo ông Trương Ngọc Lý, GĐ Sở LĐ-TB&XH Lâm Đồng, từ nửa năm 2011 đến nay, công tác dạy nghề trong tỉnh đã có sự chấn chỉnh cần thiết theo hướng đào tạo những ngành nghề mà nông dân đang cần, có tính thiết thực hơn trong việc giúp họ phát triển kinh tế gia đình… Theo cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động theo học nghề nông thôn thì sẽ có 50% ngành nghề không trực tiếp phục vụ nông thôn sẽ được đưa vào giảng dạy cho khoảng 50% LĐNT.

Vấn đề đặt ra là 50% lao động đã học được những ngành nghề không phục vụ trực tiếp cho nông thôn làm thế nào phát huy được kiến thức đã học? Câu trả lời: Ngành nghề để dạy 50% lao động ấy tuy không trực tiếp phục vụ nông thôn nhưng không tách rời sự phát triển của nông thôn; nói cách khác, đó là sự phục vụ gián tiếp và là nhu cầu bức thiết của quá trình phát triển nông thôn trong tương lai gần. Đó là những ngành nghề như công nghệ chế biến cà phê, chế biến trà, chế biến hạt điều; ngành du lịch vườn, du lịch dân tộc thiểu số…

Cũng theo ông Lý, chỉ tiêu dạy nghề chỉ là những con số “cứng”; điều quan trọng là tùy theo thực tế địa phương mình mà chính quyền và cơ quan chức năng cấp huyện “mềm hóa” sao cho phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Ví dụ, với xã Tân Hội (huyện Đức Trọng), xã điểm xây dựng nông thôn mới của cả nước, nghề nuôi nấm mèo được địa phương xác định sẽ là một trong những khâu đột phá để phát triển và cũng là sự lực chọn của nhiều hộ nông dân. Trong khi đó, cơ quan chức năng của tỉnh tuy đã chọn nghề nuôi nấm mèo đưa vào đào tạo nhưng lại chỉ “cơ cấu” có 30 lao động được học nghề thì xem ra vẫn rất cứng nhắc (tất nhiên ai cũng hiểu rằng số lượng học viên liên quan đến vấn đề kinh phí).

Hoặc như ở huyện Đạ Huoai, chính quyền đặt ra chỉ tiêu mỗi năm có 1.300 LĐNT được học nghề với “cơ cấu” 40% lao động học các nghề phục vụ trực tiếp cho phát triển nông nghiệp và 60% lao động học các nghề phi nông nghiệp. Trong khi Đạ Huoai là huyện thuần nông, ngành nghề phi nông nghiệp chưa phát triển là mấy; cho nên, không quá ngạc nhiên khi biết rằng, dẫu chỉ tiêu là 1.300 lao động mỗi năm nhưng trong thực tế thì chỉ có trung bình khoảng 800 người tham gia các lớp học vì hầu hết  LĐNT không mấy mặn mà với các ngành nghề phi nông nghiệp như cơ khí, điện máy…

Hướng dạy nghề có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện của từng địa phương nói trên của Lâm Đồng là phù hợp với xu thế phát triển nông thôn hiện nay. Hy vọng, với Lâm Đồng, chỉ tiêu đào tạo 40% LĐNT vào năm 2015 và 50% vào năm 2020 là không quá cao; đồng thời, 70% lao động đã thông qua các lớp dạy nghề nông thôn sẽ có việc làm ổn định nhờ “cơ cấu” 50% số lượng lao động học nghề và 50% ngành nghề phi nông nghiệp nhưng phục vụ gián tiếp cho nông nghiệp được đưa vào giảng dạy cũng là một chỉ tiêu không quá khó để Lâm Đồng đạt được.

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Dựa vào dân để giám sát tàu cá vi phạm

Nhân dân là tai mắt trong việc phát hiện tàu cá vi phạm. Do vậy, cần dựa vào dân, lấy dân làm gốc trong thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.