| Hotline: 0983.970.780

Mô hình sản xuất thanh long ruột đỏ

Thứ Hai 06/08/2018 , 13:50 (GMT+7)

Vừa qua, Sở NN-PTNT Đồng Nai phối hợp với UBND huyện Xuân Lộc tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình sản xuất thanh long tại trang trại của ông Bùi Đình Anh, ấp Bình Xuân, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc.

Gần 120 đại biểu đại diện các đơn vị trực thuộc sở và nông dân các huyện Trảng Bom, Xuân Lộc, Thống Nhất và thị xã Long Khánh đến tham dự.

Hiện trang trại của ông Bùi Đình Anh đã tăng diện tích đất sản xuất lên 40ha, với diện tích trồng thanh long là 30ha, trong đó có 23ha thanh long đã cho thu hoạch, 7ha đang giai đoạn chăm sóc. Trang trại đã thực hiện quy trình sản xuất theo hướng GlobalGAP để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Về tổ chức sản xuất, trang trại thực hiện thuê khoán lao động theo diện tích và số trụ chăm sóc, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả chăm sóc của người được thuê để trả lương và thưởng. Các nhân viên được tham gia tập huấn kỹ thuật nhằm đảm bảo việc áp dụng thống nhất một quy trình trong toàn bộ hoạt động của trang trại. Hàng năm, 1ha thanh long mang lại doanh thu 1 tỷ/năm, trong đó chi phí chiếm 60%, lợi nhuận ước đạt 40%.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây thanh long mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông Bùi Đình Anh, chủ hộ thực hiện mô hình cho rằng, cần nắm vững mật độ, kỹ thuật trồng, chăm sóc. Hiện nay, trang trại đang thực hiện trồng theo mật độ 1.100 - 1.200 trụ/ha, phân hữu cơ được sử dụng 2 lần/năm. Đối với phân hóa học thì hòa với nước và sử dụng thông qua hệ thống tưới phun để tưới cho toàn bộ diện tích sản xuất; tùy theo năng suất hàng năm (số lượng trái) mà số lượng phân sử dụng ít hay nhiều, trung bình 100 gram/trụ. Thực hiện tốt việc vuốt tai trái thanh long 2 lần vào thời điểm trái được 14 ngày và trái được 20 - 22 ngày (trước khi thu hoạch 6 - 8 ngày) để đảm bảo mẫu mã trái đẹp hơn, trái chín đều và bảo quản được lâu hơn. Trong quá trình canh tác cần đảm bảo vườn thông thoáng, đủ nắng và gió, đất không bị ngập úng...

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.