| Hotline: 0983.970.780

Mở hướng đi cho nền nông nghiệp hữu cơ

Thứ Năm 01/12/2022 , 16:14 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Nhiều mô hình sản xuất hữu cơ đã được được Trung tâm Khuyến nông-KN Quảng Bình thực hiện, nhằm mở hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp…

Từ năm 2021, Trung tâm Khuyến nông-KN Quảng Bình đã triển khai mô hình sản xuất lúa ST25 theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.  HTX Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp Văn La, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh (HTX Văn La), với quy mô 5ha và hộ gia đình anh Nguyễn Thanh Hương (xã Quảng Hoà, thị xã Ba Đồn) với quy mô 3ha.

Ông Trần Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-KN Quảng Bình cho hay, mục tiêu của mô hình là nhằm chuyển giao kỹ thuật giống lúa ST25 theo hướng hữu cơ cho bà con nông dân để nhân rộng trong sản xuất, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa gạo hữu cơ. “Qua đó,  góp phần chuyển đổi sản xuất nông nghiệp từ số lượng sang chất lượng, giá trị theo chuỗi liên kết nhằm nâng cao năng lực canh tác cho nông dân và tăng hiệu quả đơn vị diện tích trên đồng ruộng”- ông Hải nói.

Tại các nơi thực hiện mô hình, các yếu tố kỹ thuật đều bảo đảm. Quá trình sản xuất, diện tích lúa đã được sử dụng phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học thay thế cho phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật.

Mặc dù gặp nhiều bất lợi về thời tiết, đặc biệt là các đợt mưa rét trái vụ vào tháng 2 và tháng 4 vào đầu năm nay,  nhưng tỷ lệ giống nảy mầm tại 2 điểm thực hiện mô hình đạt 95%. Cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đẻ nhánh khoẻ.

Sản xuất lúa ST 25 theo hướng hữu cơ tại thị xã Ba Đồng cho năng suất 55 tạ/ha. Ảnh: Tâm Phùng.

Sản xuất lúa ST 25 theo hướng hữu cơ tại thị xã Ba Đồng cho năng suất 55 tạ/ha. Ảnh: Tâm Phùng.

Trên cánh đồng lúa chín vàng, ai nhìn cũng thấy hài lòng. Theo ông Lê Trọng Dự, Giám đốc HTX Văn La thì năng suất tại đây được xác định đạt trên 50 tạ/ha. “Vụ tới, chúng tôi tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất lúa theo hưỡng hữu cơ để nâng cao thu nhập cho bà con nông dân”- ông Dự chia sẻ.

Riêng năng suất tại hộ anh Nguyễn Thanh Hương đạt 55 tạ/ha. ‘Như vậy là mô hình sản xuất lúa hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn so với sản xuất thông thường và chất lượng sản phẩm cao hơn, an toàn, thân thiện với con người, môi trường. Khi bán, giá cao hơn nhiều so với lúa sản xuất truyền thống”- anh Hương cho hay.

Để khuyến khích bà con nông dân áp dụng trồng trọt, chăn nuôi  theo hướng hữu cơ, Sở NN-PTNT Quảng Bình đã có các chương trình hỗ trợ thông qua lồng ghép nguồn vốn chính sách nông nghiệp. Trên cơ sở đó, Trung tâm Khuyến nông- KN Quảng Bình đã triển khai nhiều mô hình nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

Đáng kể đến là mô hình trồng lúa ST25 kết hợp nuôi cá rô đồng lai trên địa bàn huyện Quảng Ninh cho thu nhập gần 200 triệu đồng trên diện tích 2,5ha. Mô hình sản xuất lúa ST25 theo hướng hữu cơ tại TX. Ba Đồn và huyện Quảng Ninh cho năng suất 55 tạ/ha.

 “Ngoài ra, chúng tôi cũng triển khai các mô hình trồng sen, măng tây hữu cơ cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng trước đây. Hiệu quả của các mô hình sản xuất hữu cơ đã mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân trong việc đa dạng hoá hình thức canh tác, từng bước chuyển sang sản xuất nông nghiệp chất lượng, tăng giá trị sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái”- ông Trần Thanh Hải cho hay.

Sản xuất lúa ST 25 theo hướng hữu cơ tại thị xã Ba Đồng cho năng suất 55 tạ/ha. Ảnh: Tâm Phùng.

Sản xuất lúa ST 25 theo hướng hữu cơ tại thị xã Ba Đồng cho năng suất 55 tạ/ha. Ảnh: Tâm Phùng.

      Cùng với mô hình sản xuất lúa ST25, mô hình trồng măng tây theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm của chị Phạm Thị Ngọc Quý, xã Quảng Xuân (Quảng Trạch) được Trung tâm KN-KN hỗ trợ thực hiện. nhằm hướng đến xây dựng các vùng trồng theo hướng hữu cơ, tạo sự liên kết cũng như đưa sản phẩm phát triển theo chuỗi giá trị.

Chị Quý cho biết, trước đây gia đình  cũng đã trồng măng tây trên diện tích 1,5ha. Tuy nhiên, quy trình trồng vẫn theo phương pháp truyền thống, khả năng tiếp cận các cửa hàng nông sản sạch và thị trường lớn bị hạn chế.

Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông -KN tỉnh đã hỗ trợ giống và phân bón cũng như chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về quy trình trồng măng tây theo hướng hữu cơ trên diện tích 0,5ha cho gia đình. Khi đến kỳ thu hoạch, sản lượng tăng cao hơn và giá bán cũng cao, được mọi người quan tâm đặt hàng trước.

“Qua mô hình đó, gia đình tôi thấy nhiều thuận lợi nên đã đưa hết diện tích vào trồng theo hướng hữu cơ. Chúng tôi cũng đã đưa sản phẩm tiếp cận các siêu thị, nhà hàng trên địa bàn tỉnh và đã được chấp nhận vì sản phẩm sạch”- chị Quý nói thêm.

Sau khi được hướng dẫn trồng và sản xuất theo hướng hữu cơ, gia đình tôi tiến tới sẽ dần chuyển toàn bộ diện tích trồng măng tây trước đây sang trồng măng tây theo hướng hữu cơ để có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường và mở rộng tiêu thụ sản phẩm…”, chị Quý cho biết.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.