Theo đó, việc làm trái pháp luật của “ông lớn” hóa chất Monsanto nói trên nhằm mục đích gây ảnh hưởng dư luận theo hướng ủng hộ thuốc trừ sâu gây tranh cãi của họ.
Monsanto là hãng sản xuất thuốc trừ sâu hiện thuộc sở hữu của tập đoàn hóa chất khổng lồ Bayer (Đức) từ năm ngoái, đã thất bại với động cơ của mình do bị nhà chức trách Pháp phát hiện và ngăn chặn, trong bối cảnh công chúng đang tranh luận sôi nổi về glyphosate, một loại hóa chất chất diệt cỏ do công ty sản xuất.
Theo đó, cơ quan bảo vệ dữ liệu cá nhân Pháp (CNIL) đã phạt Monsanto 400.000 euro (473.000 USD) trong vụ việc này sau khi nhận được 7 nguyên đơn khởi kiện.
CNIL cho biết, việc thu thập danh sách những cá nhân có ảnh hưởng bao gồm nhà báo và nhà hoạt động môi trường không phải là việc làm bất hợp pháp, nhưng nó chỉ có thể được sử dụng cho những mục đích “được mong đợi một cách hợp lý", đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh...
“Hơn nữa, dữ liệu phải được thu thập một cách hợp pháp và thông báo rõ các mục đích, bao gồm cả quyền từ chối được công khai tên tuổi của những nhân vật có ảnh hưởng trong công chúng. Và thay vì giữ bí mật danh sách, Monsanto đã tước bỏ điều này”, CNIL cho biết.
Cụ thể Monsanto đã đơn phương làm bảng đánh giá từ một đến năm cho từng người trong số hơn 200 nhân vật trong danh sách ở Pháp, tương ứng với ảnh hưởng (ước tính, sự tín nhiệm và mức độ ủng hộ của họ đối với Monsanto về một số chủ đề), đặc biệt là thuốc trừ sâu và cây trồng biến đổi gen (GMO).
Việc làm của Monsanto từng được tờ Le Monde và kênh truyền hình France 2 khui ra vào năm 2019, và sau đó nhanh chóng lan sang các nước châu Âu khác, nơi Monsanto cũng đang lập các bảng danh sách tương tự.
Vào tháng 5 vừa qua, một thẩm phán Mỹ đã bác bỏ thỏa thuận trị giá 1,25 tỷ USD do Bayer đề xuất để giải quyết các vụ kiện liên quan đến nguy cơ người dân bị ung thư đến sản phẩm thuốc diệt cỏ Roundup, vì cho rằng thỏa thuận này sẽ có lợi cho công ty Đức hơn là cho những người “ung thư dự bị”.
Các luật sư do công ty mẹ Bayer thuê nói rằng họ đã thu giữ gần 1.500 chính trị gia, nhà báo và những nhà hoạt động môi trường có ảnh hưởng, "chủ yếu tại EU" nhằm đưa vào "danh sách khách hàng thân thiết (chiến lược)" của Bộ phận Quan hệ công chúng FleishmanHillard của Monsanto chủ trì.
Trong một báo cáo do Bayer công bố, công ty luật Sidley Austin có trụ sở tại Mỹ cho biết thêm rằng, họ không tìm thấy bằng chứng về hoạt động giám sát bất hợp pháp xung quanh danh sách theo dõi.
Tuy nhiên, trong một thông cáo báo chí phát đi thứ Tư (28/7), chính quyền Pháp cho biết đã "giảm đáng kể" các tội danh ban đầu của các cáo buộc chống lại công ty. Trong khi đó Bayer vẫn bảo vệ quan điểm của mình khi cho rằng việc lập danh sách là hợp pháp.
Theo hồ sơ vụ việc, nhân viên của FleishmanHillard đã tổng hợp danh sách những người có ảnh hưởng từ những năm 2016-17, trong cuộc tranh luận về thuốc trừ sâu kéo dài giữa lúc Liên minh châu Âu đang xem xét việc gia hạn cấp phép cho thuốc trừ cỏ glyphosate gây tranh cãi.
Hãng tin Pháp AFP vào năm 2019 đã từng đệ đơn khiếu nại với CNIL vì một số nhà báo của họ nằm trong danh sách của Monsanto, và họ cho rằng họ "việc làm này là hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Gã khổng lồ Đức Bayer tiếp quản Monsanto với giá 63 tỷ USD vào năm 2018 và ngay lập tức sa lầy vào những tranh cãi về các sản phẩm hóa chất sử dụng trong nông nghiệp của tập đoàn này.
Tính đến thời điểm này Bayer vẫn không thừa nhận bất kỳ hành vi khiếm khuyết nào, và khẳng định các nghiên cứu khoa học và quy định phê duyệt cho thấy thành phần chính glyphosate của thương hiệu Roundup là an toàn.