| Hotline: 0983.970.780

Một Hiệu trưởng ở Quảng Trị lộng quyền huỷ hoại cây xanh trong trường học

Thứ Hai 28/02/2022 , 20:05 (GMT+7)

Hàng chục cây xà cừ được nhiều thế hệ học sinh Trường Tiểu học và THCS Tân Hợp trồng, chăm sóc và bảo vệ hàng chục năm nay đã bị chặt bỏ không thương tiếc.

Trong khi nhiều trường học ở các địa phương đang hưởng ứng tích cực Tết trồng cây thì tại Quảng Trị một hiệu trưởng ra lệnh đốn hạ hàng chục cây xà cừ toả bóng mát cả không gian trường bao năm nay chỉ trong một nốt bấm cưa xăng.

Những hình ảnh chặt phá cây xanh hàng chục năm tuổi tại trường Tiểu học và THCS Tân Hợp, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị lan truyền trên mạng xã hội đã khiến cho dư luận vô cùng bức xúc, nhất là các bậc phụ huynh có con em học ở ngôi trường này.

Được biết, đây là hệ thống cây xanh, chủ yếu là cây xà cừ được nhiều thế hệ học sinh của nhà trường trồng, chăm sóc và bảo vệ hàng chục năm nay. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì ông Nguyễn Trọng Hùng, vừa được luân chuyển về làm hiệu trưởng ở đây đã quyết định chặt phá toàn bộ hệ thống cây xanh này.

Việc này không chỉ gây bất bình cho các bậc phụ huynh mà còn đi trái ngược chủ trương của Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh 'Vì một Việt Nam xanh' do Thủ tướng Chính phủ phát động động giai đoạn 2021-2025.

Hàng chục cây xà cừ thuộc hệ thống cây xanh trong khuôn viên Trường Tiểu học và THCS Tân Hợp bị cắt ngọn. Ảnh: HS.

Hàng chục cây xà cừ thuộc hệ thống cây xanh trong khuôn viên Trường Tiểu học và THCS Tân Hợp bị cắt ngọn. Ảnh: HS.

Điều đáng nói thêm, sau khi sự việc xảy ra, nhiều phụ huynh học sinh Trường Tiểu học và THCS Tân Hợp đã yêu cầu ông Trần Vinh, Chủ tịch UBND xã Tân Hợp, thành lập hội đồng để kiểm tra, giám sát, xử lý việc chặt phá cây xanh nhưng ông không thực hiện. Việc này khiến người dân rất khó hiểu và cho rằng vị lãnh đạo xã này đồng loã với hành vi cho chặt bỏ cây xanh của vị hiệu trưởng.

Ông Nguyễn Hoàng S, một phụ huynh tỏ ra bức xúc, thấy nhiều cây xanh cổ thụ bị đốn hạ, chặt phá tôi rất đau lòng. Ông S cho biết, vị hiệu trưởng trường này lấy lý do là ‘sợ cây xanh gãy đổ gây tai nạn cho học sinh’ nên cho chặt bỏ!

Qua tìm hiểu cho thấy, việc chặt bỏ hệ thống cây xanh của Trường Tiểu học và THCS Tân Hợp cũng không được hiệu trưởng thông qua Ban giám hiệu mà tự ý thực hiện.

Một góc xà cừ hàng chục năm tuổi bị chặt bỏ. Ảnh: HS.

Một góc xà cừ hàng chục năm tuổi bị chặt bỏ. Ảnh: HS.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt, cây xanh không chỉ tạo cảnh quan môi trường, bóng mát cho trường học mà còn là hình ảnh đẹp, nơi lưu dấu nhiều ký ức và kỷ niệm đẹp cho các thế hệ học sinh. Một số cựu học sinh ở xa khi nhìn thấy hình ảnh cây xanh được nhiều thế hệ nhà trường trồng từ hàng chục năm trước bị chặt phá tỏ ra rất luyến tiếc, bởi vì sự ứng xử với cây xanh của một vị hiệu trưởng này gây nhiều phản cảm.

Lẽ ra, vị hiệu trưởng này cần bàn bạc, xây dựng phương án bảo vệ, mé tỉa hệ thống cây xanh, nhất là trong mùa mưa bão. Gắn các biển báo khuyến cáo học sinh không được đến gần khi thời tiết mưa bão.

Không ở đâu xa, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, người ta ứng xử với cây xanh rất văn hoá. Trường THCS Nguyễn Chí Diểu có một cây Me Tây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được nhà trường xây dựng hệ thống giá đỡ để boả vệ và đề phòng đổ ngã và gây tai nạn cho học sinh.

Nhiểu phụ huynh rất bức xúc trước hà hành vi ứng xử thiếu văn hoá với cây xanh của hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Tân Hợp. Ảnh: HS.

Nhiểu phụ huynh rất bức xúc trước hà hành vi ứng xử thiếu văn hoá với cây xanh của hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Tân Hợp. Ảnh: HS.

Qua đó, để thấy được sự trân trọng, giá trị của cây xanh đối với con người như thế nào, họ xem đây như là cây di sản. Năm 2020, cơn bão số 13 đã tàn phá và gây đổ gãy hàng ngàn cây xanh trên địa bàn thành phố Huế khiến cho người yêu cây xanh  vô cùng tiếc nuối, trong đó có cây xà cừ cổ thụ số 13 gần 100 năm tuổi bị bật gốc, đổ ngã.

Để cứu lấy cây xà cừu cổ thụ này, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo Trung tâm Công viên cây xanh Huế nhanh chóng huy động hơn 30 công nhân và nhiều phương tiện xe múc, xe cẩu để di dời, trồng lại cây Xà cừ này. Đây là hành động ứng xử rất văn hoá đối với cây xanh, cây di sản trước những tác động bất thường của thiên tai.

Đề cập đến điều này, để thấy được việc chặt phá cây xanh, trong đó có nhiều cây cổ thụ hàng chục năm tuổi của vị hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Tân Hợp, Nguyễn Trọng Hùng là hành vi ứng xử thiếu văn hoá với cây xanh. Điều này cần được lên án, chấn chỉnh và xử lý kịp thời.  

Liên quan đến việc chặt phá cây xanh trong khuôn viên Trường Tiểu học và THCS Tân Hợp, trao đổi với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Đặng Trọng Vân, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hoá cho biết, sáng nay (28/2), UBND huyện đã chỉ đạo UBND xã Tân Hợp làm việc với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Tân Hợp để nắm bắt tình hình; đồng thời đề nghị nhà trường giải trình, báo cáo cụ thể lên UBND huyện để có hướng xử lý.

'Hiện việc cưa đốn hệ hống cây xanh ở Trường Tiểu học và THCS Tân Hợp đã bị tạm dừng và chúng tôi đang chờ báo cáo chính thức từ nhà trường để có biện pháp xử lý phù hợp', ông Vân cho hay.

Video: Người dân bức xúc vì hàng loạt cây xanh trong khuôn viên trường học bị chặt bỏ.

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.