| Hotline: 0983.970.780

Một máy tách phân, hàng chục trang trại chăn nuôi hưởng lợi

Thứ Hai 15/07/2019 , 08:43 (GMT+7)

Máy tách phân di động đã thể hiện vai trò giải quyết ô nhiễm môi trường chăn nuôi trong cộng đồng rất hiệu quả.

13-17-58_1_12
Máy tách phân được đặt trước hầm biogas của trang trại nuôi 2.000 heo nái sinh sản của ông Nguyễn Hải Đảo.

Được dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) Trung ương hỗ trợ 1 máy tách phân 2 chức năng, vừa cố định vừa di động, ông Nguyễn Hải Đảo ở xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân, Bình Định) vừa giảm tải cho hầm biogas phục vụ trang trại nuôi 2.000 heo nái sinh sản của mình, vừa giúp giảm tải hầm biogas cho 30 trang trại chăn nuôi heo tập trung khác ở trong vùng.

Sau 1 thời gian sử dụng máy tách phân, ông Nguyễn Hải Đảo tỏ vẻ rất hài lòng khi nói về hiệu quả kép của chiếc máy này: “Sau khi sử dụng máy tách phân, hầm biogas 6.000 khối phục vụ cho trang trại nuôi 2.000 con heo nái sinh sản có của tôi được giảm tải thấy rõ, sau khi phân được tách dùng để bón cho cây trồng rất hiệu quả. Ngoài phục vụ cho trang trại của mình, tôi còn đang ký phục vụ cho 30 gia trại, trang trại chăn nuôi heo tập trung khác trong vùng, ai nấy cũng hài lòng”.

Theo ông Đảo, chiếc máy tách phân được ông đặt trước hầm biogas. Trước khi phân heo được xả xuống hầm biogas thì được chứa lại trong hầm trung chuyển. Hầm trung chuyển phải được xây dựng đủ lớn để vừa với công suất của máy. Nếu hầm nhỏ quá thì máy hút chỉ hoạt động dăm mười phút đã cạn hầm.

“Hiện hầm trung chuyển của tôi có thể chứa hơn 30 khối, chứa 2 – 3 ngày mới đầy. Khi hầm trung chuyển đã đầy thì máy tách phân hoạt động liên tục 2 giờ đồng hồ mới cạn hầm. Sau khi phân heo qua máy tách, nước thải chảy vào hầm biogas để biến thành khí gas, xác phân nằm lại được vắt khô để sử dụng bón cho cây trồng. Xử lý đúng quy trình thì cứ 3 ngày máy tách phân hoạt động 1 lần để đạt hiệu quả cao nhất, nếu để lâu hơn phân tách không hiệu quả, bởi khi ấy phân đã nhão, nát ra”, ông Đảo chia sẻ.

Theo ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, trước khi được Dự án LCASP Trung ương hỗ trợ máy tách phân, ông Nguyễn Hải Đảo đã cam kết mua 1 xe tải được trang bị giàn ròng rọc để cẩu máy tách phân phục phụ cho 30 trang trại nuôi heo khác trong vùng đã đăng ký. Khi nhóm hộ chăn nuôi không có nhu cầu thì máy được đặt tại trang trại của ông Đảo để phục vụ trang hầm biogas của ông.

13-17-58_2_13
Ròng rọc trên máy tách phân luôn sẵn sàng đưa máy tách phân lên xe tải đi phục vụ cho 30 trang trại khác ở trong vùng.

“Nhóm hộ chăn nuôi gồm 30 trang trại chăn nuôi tập trung trong vùng không có máy tách phân, khi hầm biogas của họ đầy, có yêu cầu thì ông Đảo đưa máy đến hút, tách phân. Sau khi tách, nước được trả lại hầm biogas để biến thành khí gas phục vụ cho chất đốt, sau đó nước hóa trong, sử dụng tưới cho cây trồng rất tốt, còn xác phân được ông Đảo chở về vắt khô để tiêu thụ”, ông Hùng nói.

Mặc dù sau khi đã được tách, phân heo có thể bón cho cây trồng rất hiệu quả nhưng lâu nay nông dân miền Trung ít sử dụng, bởi nghĩ trong phân heo lượng đạm quá cao nên bón cho cây trồng không tốt.

“Thực sự phân heo sau khi được tách ra lượng đạm trong phân chỉ còn khoảng 30%, ngang trong phân bò, nên bón cho cây trồng rất tốt. Thậm chí nếu sau khi tách phân được ủ thì sử dụng còn tốt hơn phân bò. Ở miền Nam hiện nông dân dùng phân heo sau khi qua máy tách rất nhiều. Họ đến tận trang trại mua 1 khối đến mấy trăm ngàn, tự hút tách rồi chở đi, khi phân khô bán đến cả triệu đồng 1 tấn. Nhưng ở miền Trung thì chưa có mấy ai dùng, họ sẵn sàng dùng 1 tấn phân hữu cơ có giá đến 5 – 7 triệu đồng, trong khi phân heo sau khi tách chỉ vài trăm ngàn đồng 1 tấn nhưng họ không sử dụng, nguồn phân heo ở miền Trung còn đang bị hoang phí”, ông Nguyễn Hải Đảo phân tích.

“Bình Định vừa bán cho miền Bắc khoảng 20 tấn phân heo sau khi tách. Họ mua về ủ, sau đó phối trộn với các thành phần nguyên lượng, đa lượng phù hợp với từng loại cây trồng sau đó trở thành phân hữu cơ chuyên dụng cho cây lúa, cây cà phê, cây điều…”, ông Đào Văn Hùng.

Xem thêm
'Bóc’ các điểm chăn nuôi lợn quy hoạch đầu nguồn nước

QUẢNG TRỊ Sau một loạt các sự cố môi trường trong chăn nuôi, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định đưa ra khỏi quy hoạch điểm chăn nuôi lợn đầu nguồn nước.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm