| Hotline: 0983.970.780

Mùa thu Nga - Cảm& luận

Thứ Hai 28/09/2015 , 06:25 (GMT+7)

Biết tôi chuẩn bị lên đường đi Nga, bạn thân tôi, nhà thơ Trần Đăng Khoa bảo mùa này, nước Nga vào thu. Đây là mùa đẹp nhất trong năm.

Những đàn sếu bay qua. Sương mù và khói tỏa

Matxcơva lại đã thu rồi

(Mùa lá rụng - Olga Bergol)

Biết tôi chuẩn bị lên đường đi Nga, bạn thân tôi, nhà thơ Trần Đăng Khoa bảo mùa này, nước Nga vào thu. Đây là mùa đẹp nhất trong năm.

Tôi đã lỡ một lần đi Nga, ngày Trần Đăng Khoa và anh trai tôi còn đang ở đấy. Khoa đang học trường viết văn M.Gorki còn anh trai tôi đang làm nghiên cứu sinh Ngữ văn ở ĐH Tổng hợp St. Petersburg. Hai người thu xếp cho tôi một chuyến đi vào cái thời đất nước mình gian khó mà mỗi chuyến xuất ngoại được xem như một đặc ân.

Mọi việc tưởng chừng đã xong thì đùng một cái loại vé gửi từ Nga về cho tôi bị hủy (vé mua từ Nga rẻ chưa bằng nửa trong nước) và tôi phải mua vé đi từ trong nước. Đặt vé trong nước thì đắt quá và biết đến bao giờ, tôi đành lỡ hẹn nước Nga mùa thu năm 1991…

Trần Đăng Khoa say sưa nói về nước Nga. Anh có quá nhiều kỷ niệm với những người thầy ở đấy mà anh đã từng chia sẻ trên cầu truyền hình trực tiếp Nga - Việt năm nào.

"Mày nhớ tranh Mùa thu vàng của Levitan chứ. Và thơ Olga Bergon Mùa lá rụng”. Anh dặn tôi đến Matxcơva, nhớ đi tàu điện ngầm, đến Quảng trường Đỏ; qua Đại học Tổng hợp Lômônôxôp; phố đi bộ Arbat để hình dung số phận con người trong tiểu thuyết Những đứa con phố Arbat; Trường viết văn Gorki, nơi anh từng 6 năm theo học…

Rồi anh nhẹ giọng, đã 23 năm không trở lại, chả biết giờ thế nào. Vẳng trong tôi thơ của Olga Bergol "Những đàn sếu bay qua. Sương mù và khói tỏa/ Matxcơva lại đã thu rồi/ Bao khu vườn như lửa chói ngời/ Vòm lá sẫm ánh vàng lên rực rỡ”.

Làm sao tôi đến được từng ấy nơi anh chỉ. Vả lại đã lỡ chuyến đi ngày đất nước mình gian khó thì nay muốn đến nước Nga thời bị Mỹ và phương Tây cấm vận; giá dầu lao dốc, đồng rup mất giá từng ngày… Và điểm đến đầu tiên cũng sẽ là vùng nông thôn xa xôi, khó khăn, nơi chắc sẽ gặp được những nông dân Nga hồn hậu, dễ gần. Tôi quyết định vào Nga từ cửa ngõ Viễn Đông.

Lặng lẽ Khabarovsk

Chúng tôi là những hành khách cuối cùng rời sân bay Khabarov. Mặt trời trắng như đĩa bạc đang rạn vỡ vụn ra những chùm ánh sáng mỏng và lạnh. Nhiệt độ 18 độ. Gió thổi ù ù. Trời đã chuyển tiết thu. Khabarovsk là vùng rất lạnh, mùa đông năm 2013 đã xuống -50 độ.

Đấy là anh Thái Khắc Việt, doanh nhân thành đạt nhất trong cộng đồng người Việt vùng Khabarovsk nói với tôi trên đường từ sân bay về trung tâm thành phố. Còn giờ đây chúng tôi đang tận hưởng những ngày thời tiết đẹp nhất trong năm. Se lạnh và khô.

Khabarovsk là vùng đồng bằng hạ lưu sông Amur, trải dài hướng bắc - nam 1.800km, đông - tây nơi rộng nhất 750km với tổng diện tích gần 800.000km2, lớn thứ 4 trong những vùng tự trị thuộc LB Nga.

Người ta có thể không ấn tượng nhiều về Khabarovsk nhưng không thể không biết những con hổ Amur, còn gọi là hổ Siberi, là một trong mười loài động vật lạ và quý hiếm của vùng này hiện chỉ còn 400 con đang trong sách đỏ cần phải bảo vệ.

Đang là những ngày thành phố cùng nước Nga và nhiều nơi trên thế giới chuẩn bị kỷ niệm 70 năm kết thúc chiến tranh thế giới thứ II. Còn nhớ ngày 2/9/1945, trên chiến hạm "Missouri" Biên bản Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện đã được ký kết, đánh dấu kết thúc cuộc chiến tranh đẫm máu và tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại.

Nhiều năm sau đó, người ta ước tính rằng sự mất mát của tất cả các nước tham gia vào chiến tranh thế giới thứ II là khoảng 46.733.000 người. Hơn một nửa trong số đó là những người lính và sỹ quan chết trong chiến trận. Phần còn lại là thường dân...

Dấu chấm hết trong lịch sử chiến tranh thế giới thứ II đã được đặt ở vùng Viễn Đông của Nga - Sakhalin và quần đảo Kuril. Chiến tranh đã lùi xa 70 năm. Giờ đây trên Quảng trường và các đường phố ngập tràn hoa tươi và biểu ngữ cùng những dòng người đang tập dượt cho buổi diễu hành sắp tới dưới vòm trời cao vợi và rợp bóng bồ câu…

Thành phố yên bình. Vâng. Nhưng cái yên bình ấy lại chỉ dấu cho thấy một đời sống khó khăn, có gì đó như nó đang ngái ngủ trong nhịp điệu thị trường. Không buôn bán sầm uất. Không có những khu công nghiệp tập trung, dĩ nhiên, vì không phải thành phố đông dân. Nhưng nó cũng không có nhiều sắc màu của một thành phố du lịch.

Anh Thái Khắc Việt xác nhận những gì tôi cảm nhận. Buổi gặp gỡ cộng đồng người Việt ở đây thêm minh chứng cho điều đó. Do làm ăn khó khăn, tiền Nga mất giá nên đã có hơn một nửa trong số gần 2.000 hồi hương. Những người ở lại là những người can đảm. Đa số buôn bán nhỏ.

Mặt hàng chủ yếu là may mặc, giày dép có xuất xứ TQ. Số ít làm xây dựng, bảo vệ, thu nhập cũng tùy việc, lao động phổ thông từ 500-700 USD/tháng. Vợ chồng Phong, quê Kim Thành, đồng hương Hải Dương với tôi nói anh sang đây 8 năm. Hai vợ chồng có cửa hàng nhỏ ở chợ trung tâm, chuyên buôn bán, sửa chữa khóa, vali, túi xách…

Anh cũng đã xây ngôi nhà 5 tầng khang trang ở phố huyện, nhưng khóa cửa để đó. Phong nói: “Làm ăn càng ngày càng khó. Trước 35 rup đổi 1 đô, nay thì 60, có lúc 70 rup mới được 1 đô. Thu nhập sụt giảm một nửa. Em đang tính về quê”. Tôi động viên vợ chồng anh ở lại làm ăn, có chút lưng vốn rồi hãy về cũng chưa muộn. Ở đâu giỏi nghề thì cũng sống được. Nhất là ở đây, những khách hàng Nga của Phong tôi gặp đều dễ chịu.

Rất nhiều người tôi gặp đều trong tâm trạng như Phong, duy có một người, anh Thái Khắc Việt, Chủ tịch Hội người Việt ở Khabarovsk, người xem như ngọn cờ tập hợp những người Việt xa xứ ở thành phố này. Anh quê Đô Lương, Nghệ An, đến Nga từ 1988, phiêu bạt, lăn lộn nhiều nghề. Vợ anh, gái Hà Nội nhà ở mạn Cầu Giấy... 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Tỷ lệ tiêm vacxin phòng dại cho chó, mèo trung bình chỉ đạt 58%

Nhiều nơi không bố trí được cán bộ thú y để tiêm vacxin phòng chống dịch bệnh động vật nói chung, bệnh dại nói riêng.      

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm