| Hotline: 0983.970.780

Mùa xuân Ảrập 'đơm hoa' thành nội chiến ở Syria

Thứ Hai 16/04/2018 , 13:05 (GMT+7)

Căng thẳng Syria bùng phát hôm 14/4, khi liên quân Mỹ - Anh - Pháp nã tên lửa vào quốc gia này. Song mầm mống xung đột có nguy cơ kéo thế giới vào Thế chiến III, đã bắt đầu từ năm 2011, từ một cuộc tuần hành hòa bình.

Khởi đầu

Tháng 3/2011, các cuộc biểu tình ôn hòa nổ ra trên khắp Syria, giống như cách mà Mùa xuân Ảrập hình thành, theo Washington Post. Cách thức biểu tình, theo mô tả của truyền thông phương Tây, khá giống với Mùa xuân Ảrập, bao gồm chống đối dân sự trong các chiến dịch bao gồm đình công, biểu tình và các cách thức khác.

16-55-53_1
Chiến tranh gây thiệt hại nặng nề cho người dân Syria (Ảnh: AFP)

Những người biểu tình kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad cải cách dân chủ. Tuy nhiên, chính quyền Syria phản ứng bằng bạo lực. Để đáp trả, một số người biểu tình liên kết với các binh lính đào tẩu, hình thành cái gọi là Quân đội Syria Tự do (FSA), một tổ chức quân sự đối kháng chính phủ. Năm 2012, xung đột giữa quân chính phủ Syria và FSA biến thành nội chiến.
 

Người Nga làm gì ở Syria?

Nga đã hỗ trợ chính quyền Tổng thống Assad lâu nay. Giới phân tích quân sự Mỹ, cho rằng Nga cũng đã giúp xây dựng quân đội Syria ngày nay, và Assad là một trong những đồng minh mạnh mẽ nhất ở Trung Đông của Tổng thống President Vladimir Putin.

Nga cũng đã phủ quyết nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, về những hành động kêu gọi quốc tế chống chính quyền Syria. Với việc can thiệp quân sự vào Syria năm 2015, theo đề nghị của ông Assad, quân đội xứ bạch dương đã làm thay đổi cục diện chiến trường, theo hướng người Mỹ không hề mong muốn.

Những phi vụ không kích, bắn tên lửa hành trình từ tàu khu trục, tàu ngầm từ Địa Trung Hải, tấn công chính xác các mục tiêu của quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), được cho là màn thị uy đầy thuyết phục của Nga. Phe khủng bố IS hay các phe nhóm khác, gồm cả FAS, đánh mất thế chủ động trên chiến trường, dù được Mỹ và đồng minh hậu thuẫn.

Với việc rút gần hết quân đội về nước, nhưng vẫn duy trì hiện diện tại căn cứ không quân Hmeymim và căn cứ hải quân Tartus, Nga được cho là giúp Tổng thống Assad vào thế bất bại, sau khi đặt quân chính phủ Syria vào tình thế có lợi trên chiến trường.
 

Vì sao Mỹ tham chiến?

Donald Trump, trước khi giữ chức Tổng thống Mỹ, từng 23 lần lên mạng xã hội Twitter để kêu gọi Tổng thống Barack Obama không đưa quân tham chiến tại Syria. Tuy nhiên, ngày 14/4, chính ông Trump ra lệnh nã tên lửa vào quốc gia có chủ quyền. Lý do được ông chủ Nhà Trắng đưa ra là chính quyền Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào người dân. Điều này bị Syria và Nga bác bỏ. Trong quá khứ, Mỹ từng sử dụng chiêu bài này để tấn công, lật đổ Tổng thống Saddam Hussein của Iraq, song sau đó không tìm được dấu vết nào của vũ khí hóa học.

16-55-53_2

Mỹ hiện có cả quân đội trên bộ và trên không ở Syria. Ước tính Washington đang có 2.000 quân nhân tại đây.
 

Hành động cụ thể

Năm 2012, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố người đồng cấp Assad sẽ vượt qua “lằn ranh đỏ” nếu sử dụng vũ khí hóa học, ám chỉ việc Washington sẽ can thiệp quân sự. Một năm sau, Mỹ đơn phương cáo buộc quân đội Syria dùng khí gas tấn công dân thường ở Đông Ghouta, khiến 1.400 người chết. Obama kêu gọi tấn công quân sự, song quốc hội Mỹ phủ quyết.

Mỹ quay sang dùng biện pháp ngoại giao. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc yêu cầu ông Assad phá hủy các kho vũ khí hóa học, ký vào Hiệp ước cấm sử dụng Vũ khí hóa học, ngăn cấm các nước tham gia hiệp ước sản xuất, lưu trữ và sử dụng vũ khí này.

Mỹ cũng cáo buộc chính quyền Syria đứng sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học làm gần 100 người chết tại thị trấn miền bắc Khan Sheikhoun vào ngày 4/4 năm ngoái. Các bức ảnh về những “đứa trẻ vô tội” thiệt mạng, khiến Tổng thống Trump ra lệnh tấn công hôm 14/4 vừa qua. Tuy nhiên, chính quyền Syria và Nga đã đưa bằng chứng cho thấy đây là sự việc dàn dựng. “Thật khó hiểu khi các "xác chết" có thể cười nói, cử động trước khi quay phim”, tờ Sputnik, Nga, dẫn nguồn tin nhân chứng hiện trường.
 

Nhiều cuộc chiến

Iran là đồng minh chính của ông Assad, bởi cần Syria để đưa vũ khí và các chiến binh tới Trung Đông. Ngoài ra, Hezbollah, tổ chức chính trị và quân sự ở Lebanon, cũng là đồng minh của ông Assad và Iran.

16-55-53_3

Trong khi đó, các đối thủ của Iran như Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ, cung cấp vũ khí và tiền bạc cho các nhóm chống đối ông Assad. Israel thậm chí còn không kích các căn cứ quân chính phủ Syria. Điều này có nghĩa là nhiều cuộc chiến đang nổ ra trong lãnh thổ Syria.

Ước tính các cuộc chiến đã khiến 465.000 người Syria thiệt mạng, 1 triệu người bị thương, 12 triệu người (nửa dân số Syria) phải rời bỏ nhà cửa. Hơn 5,5 triệu người Syria đã ra nước ngoài tị nạn.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Bình luận mới nhất