| Hotline: 0983.970.780

Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân trong lĩnh vực thủy sản cao nhất lên tới 1 tỷ đồng

Thứ Năm 07/03/2019 , 13:45 (GMT+7)

Đây là mức xử phạt cao nhất từ trước tới nay và là một trong những sửa đổi đáng chú ý của Luật Thủy sản năm 2017

11-11-52_20190307_092124
Hội nghị triển khai Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn diễn ra trong hai ngày 7-8/3/2019 tại Hà Nội

Phát biểu tại Hội nghị triển khai Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn sáng 7/3 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 được Quốc hội thông qua tại kỳ hợp thứ 4 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 thay thế Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 có vai trò vô cùng quan trọng với ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt trong việc phòng chống hạn chế hành vi đánh bắt trái phép trên biển.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lưu ý, hiện Việt Nam đã và đang có những bước đi đồng bộ tích cực quyết liệt và nỗ lực trong việc quản lý tàu cá và hoạt động khai thác đánh bắt nhằm sớm được EC ghi nhận và xóa thẻ vàng, tạo điều kiện thuận lợi để thủy sản Việt Nam yên tâm xuất khẩu vào các thị trường EU.

Do đó, với sự tham dự đông đảo đầy đủ của lãnh đạo Sở NN-PTNT và ngành thủy sản 63 tỉnh thành cả nước, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến hy vọng các địa phương có những đóng góp thẳng thắn, ý nghĩa, thiết thực về các quy định trong các văn bản hướng dẫn Luật Thủy sản năm 2017, nỗ lực cùng chung tay xây dựng một ngành thủy sản Việt Nam phát triển văn minh, bền vững.

Theo chia sẻ của đạo Tổng cục Thủy sản, Luật Thủy sản năm 2017 được xây dựng trên cơ sở cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái, có nhiều nội dung mới. Đó là quy định về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Cũng giống như lâm nghiệp ngành thủy sản cũng hình thành hệ thống Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cấp ( Quỹ Trung ương, Quỹ cấp tỉnh và Quỹ Cộng đồng). Luật cũng quy định phải đăng ký đối với việc nuôi trồng các đối tượng thủy sản chủ lực cũng như việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển, cấp hạn ngạch trong khai thác thủy sản.

Xã hội hóa công tác đăng kiểm tàu cá và quy định về Kiểm ngư (Có Kiểm ngư Trung ương và Kiểm ngư của các tỉnh, thành phố có biển) cũng là nội dung mới rất quan trọng của Luật Thủy sản năm 2017.

Đặc biệt, Luật Thủy sản năm 2017 có quy định nội luật hóa chi tiết pháp luật quốc tế và đặc biệt quy định sửa đổi quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính về mức xử phạt vi phạm hành chính cao nhất tronh lĩnh vực thủy sản đối với cá nhân là 1 tỷ đồng, mức xử phạt cao nhất từ trước tới nay.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Cùng ngư dân Trà Vinh thắp sáng đèn trên biển

Trà Vinh Những suất quà tặng bà con ngư dân gồm bình ắc quy, đèn led, combo pin, túi thuốc, cuốn cẩm nang nhằm hỗ trợ, động viên ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển