| Hotline: 0983.970.780

Muốn có gạo ngon nhất, phải bền bỉ chọn tạo

Thứ Hai 14/12/2020 , 06:00 (GMT+7)

Nhiều ý kiến trái chiều quanh sự kiện ST25 đạt giải nhì gạo ngon thế giới 2020. Chúng tôi trao đổi với KS Hồ Quang Cua – đồng tác giả giống lúa ST nổi tiếng.

Aanh hùng lao động Hồ Quang Cua và sản phẩm gạo ngon nhất thế giới ST25. Ảnh: HĐ

Aanh hùng lao động Hồ Quang Cua và sản phẩm gạo ngon nhất thế giới ST25. Ảnh:

Cuộc thi và nỗ lực bền bỉ

KS Hồ Quang Cua nhắc lại từ sự kiện: Vào đầu tháng 11 vừa qua, Hiệp hội Lương thực Việt nam (VFA) phối hợp cùng Cục Trồng trọt  tổ chức Hội thi gạo ngon năm 2020. Kết quả gạo ST25 đạt giải nhất, vượt qua 14 sản phẩm gạo ở hai chủng loại gạo thơm và gạo nếp của nhiều doanh nghiệp. Chính vì thế VFA đã chọn gạo ST25 để đưa dự thi.

"Chúng tôi muốn xây dựng một số giống lúa có phẩm chất tốt nhất để xây dựng thương hiệu gạo quốc gia. Nhìn lại 4 lần đưa gạo ST24, ST25 dự thi, đều đứng trong top đầu: 1 lần đạt giải nhất, 1 lần giải nhì và 2 lần đạt giải ba. Qua những lần dự thi chúng tôi cho rằng cần tiếp tục cố gắng hơn nữa để giữ vững thương hiệu gạo ngon Việt Nam. Nghĩa là phải liên tục duy trì và không ngừng nâng cao phẩm chất lúa gạo để luôn nằm trong Top dẫn đầu", ông Cua nói.

Trong suốt gần 30 năm KS Cua và nhóm cán bộ nông nghiệp của tỉnh đã kỳ công chọn tạo lần lượt các giống lúa ST ra đời. Từ năm đầu tiên 1998, KS Cua chọn được 2 giống lúa mới và xin ý kiến UBND tỉnh lấy tên Sóc Trăng viết tắt là ST đặt tên ST1 ST2. Mỗi giống lúa có tính ưu và nhược điểm và phải chọn lọc, tiếp tục lai tạo qua từng năm. Đến khi giống lúa ST24 đạt top 3 Gạo ngon nhất thế giới tại Ma Cao năm 2017 và năm 2019 đến lượt giống ST25 đoạt giải Gạo ngon nhất thế giới tại Philippines (12/11/2019).

Cần phải nâng cao phẩm cấp lúa gạo, muốn tạo dựng thương hiệu phải chăm chút từ khâu chọn lọc giống, trồng, chăm sóc và phải làm tỉ mẩn qua từng năm. Mỗi giống lúa ST ra đời lần lượt cải tiến đáng kể về chu kỳ sinh trưởng và đặc tính ưa thích của người tiêu dùng về phẩm chất gạo. Lấy mốc trong 10 năm, từ 2008 (giống ST20) đến 2018 (ST24), chu kỳ sinh trưởng đã giảm 10 ngày, độ ưa thích (độ bền thể gel) đã tăng từ 65 mm lên 93 mm, riêng ST25 là 90 mm. Chu kỳ sinh trưởng sớm hơn giúp né mặn tốt hơn. Thân cứng chắc giúp chống đổ ngã. Các đặc tính: chiều dài hạt gạo, chiều ngang hạt gạo, độ trắng, mùi thơm, vị ngọt giữa các giống đều không có khác biệt rõ.

KS Cua cho biết thêm, trong công nghệ lai tạo chọn mùi thơm dứa, cốm (từ giống lúa Tám Thơm nổi tiếng ở các tỉnh phía Bắc) nhờ vào công nghệ lai và từ vật liệu di truyền lai tạo. Trước đây giống lúa ST19 rất ngon cơm, có mùi thơm nồng nàn từ hương cốm nhưng vì tính kháng bệnh kém nên không phát triển tiếp sau này. Riêng 2 giống lúa ST24 và ST25 chọn lọc mùi dứa và cốm mang tính dung hòa, rất ngon cơm và tính kháng sâu bệnh tốt. Tuy nhiên ở gần cuối chu kỳ chọn giống (lúc bắt đầu thử cơm) chúng tôi rất dè dặt ở khâu chọn lựa: Phải xây dựng điểm chuẩn để chấm, kiểm soát chặt tỉ lệ nước/gạo và quan trọng hơn cả là chọn người tinh ý để thử. Mỗi kết luận sẽ quyết định dòng lúa đó còn hay mất (được gieo trồng tiếp hay loại bỏ).

Xây dựng thương hiệu gạo ngon thế giới

Theo kinh nghiệm của một doanh nhân từng tạo dựng thương hiệu sản phẩm tôm Fimex SAO TA xuất khẩu trên thị trường thế giới, TS Hồ Quốc Lực – Chủ tịch HĐQT Cty CP Thực phẩm Sao Ta, nói: Cần hiểu rõ lý do vì sao phải dự thi gạo ngon nhất thế giới 2020. Chúng ta phải hiểu tiêu chí, mục đích, ý nghĩa của cuộc thi này thấu đáo, qua đó có lý giải phù hợp.

Thương mại hóa gạo ST24, ST25 từ giống lúa thơm đặc sản Sóc Trăng. Ảnh: HĐ.

Thương mại hóa gạo ST24, ST25 từ giống lúa thơm đặc sản Sóc Trăng. Ảnh: HĐ.

Theo TS Lực, cuộc thi này nhằm khuyến khích các quốc gia sản xuất, xuất khẩu gạo quan tâm chăm lo tạo ra nguồn lương thực dinh dưỡng tốt hơn, hương vị tốt hơn và nhất là an toàn cho người tiêu dùng. Kết quả cuộc thi trở thành động thái marketing có sức lan tỏa và thuyết phục nhanh nhất, lớn nhất và mang lợi nhiều nhất cho quốc gia là chủ của gạo có tiếng tăm đó.

Trên cơ sở nhận thức đó, qua 12 lần tổ chức thi, Hiệp hội gạo Thái Lan và Campuchia hết sức quan tâm và tham gia ngay từ đầu (trong khi gạo Việt chỉ mới tham gia 4 năm gần đây, và đều đạt hạng trong top 3). Gạo từ giống lúa mùa dài ngày, thơm ngon, của hai quốc gia này đã luân phiên đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới. Qua đó, góp phần để gạo Campuchia thâm nhập thị trường EU còn Thái Lan chiếm lĩnh khúc thị trường gạo cao cấp thế giới thời gian dài.

Trong hai năm 2018, 2019 gạo Thái Lan chỉ lọt vào top 3 ngon nhất, họ đâu thể ngồi yên. Theo thông tin trên các trang web, có chuyên gia nắm rõ vấn đề này, năm nay Thái đã sử dụng gạo đã từng 5 lần đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới trước đó, gieo trồng tại nhiều vùng thổ nhưỡng và chọn ra 3 mẫu gạo ngon nhất mang đi dự thi, họ đã thành công.

Qua mỗi lần dự thi gạo ngon cho thấy ý nghĩa cuộc thi đã tạo áp lực và động lực để các quốc gia có gạo ngon luôn quan tâm phục tráng giống lúa quý, nghiên cứu thổ nhưỡng, quy trình canh tác (dinh dưỡng cho lúa là gì, lúc nào...) để hạt gạo luôn theo xu hướng bổ hơn, ngon hơn, an toàn hơn, thậm chí rẻ hơn. Và nơi quảng bá hình ảnh mới nhất là kết quả cuộc thi nêu trên.

Gạo Việt lần đầu đạt danh hiệu ngon nhất thế giới đã có hiệu ứng rõ rệt. Tuy nhiên, bề dày uy tín chưa có nhiều so gạo Thái, gạo Campuchia... cho nên cần nhiều lượt có thành tích cao trong các cuộc thi để khẳng định mình. 

Xem thêm
Ràng buộc nhiều điều kiện với thương nhân xăng dầu

Thương nhân phân phối xăng dầu có ít nhất 5 cửa hàng trực thuộc, 10 đại lý bán lẻ, có kho bể, phương tiện vận tải sở hữu hoặc thuê trên 5 năm...

Năm tuyển sinh đặc biệt của Trường Đại học Lâm nghiệp

HÀ NỘI Trường Đại học Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức lễ nhập học cho tân sinh viên khóa K69 trong không khí rộn ràng của chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường.

Greenfeed tiếp tục được vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc châu Á

Greenfeed, một thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp, lần thứ 8 được vinh danh tại Lễ trao giải Doanh nghiệp châu Á - APEA 2024 vừa diễn ra ở TP.HCM.

Giới đầu tư săn tìm biệt thự ven biển Hạ Long khi nguồn cung nhỏ giọt

QUẢNG NINH Quỹ đất trực vịnh Hạ Long ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung biệt thự ven biển ít ỏi, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ dòng sản phẩm này.