| Hotline: 0983.970.780

Tái cơ cấu ngành lúa gạo và cà phê

VnSAT định hình sản xuất cà phê bền vững

Thứ Hai 23/11/2020 , 08:24 (GMT+7)

Đây là nhận định của ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk tại buổi trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam.

 Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc   Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn   tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: M.P.

 Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: M.P.

Từ khi triển khai Dự án VnSAT tái cơ cấu ngành hàng cà phê thì chất lượng cây giống và kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê có những ưu điểm gì nổi bật, thưa ông?

Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) vốn vay của Ngân hàng Thế giới được triển khai trong thời gian 5 năm, từ 2016-2020.

Mục tiêu của VnSAT là đổi mới phương thức quản lý canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho 2 ngành hàng lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long và cà phê ở Tây Nguyên.

Đắk Lắk là một trong 13 tỉnh thuộc vùng Dự án với mục tiêu tác động đến 60.000 nông dân được hưởng lợi và 15.000 ha cà phê được áp dụng quy trình canh tác bền vững nhằm tăng lợi nhuận lên 20% trên 1ha đất sản xuất.

Đến nay, sau gần 5 năm thực hiện Dự án, các mục tiêu tại Đắk Lắk đều đã đạt trên 100% kế hoạch. Đó là số người hưởng lợi đã đạt hơn 6.300 nông dân, diện tích cà phê được áp dụng quy trình canh tác bền vững là 15.900 ha và lợi nhuận trên ha đất sản xuất đạt 21,1%.

Để có thể đạt được những kết quả như trên, Dự án VnSAT Đắk Lắk đã áp dụng đồng bộ các hoạt động hỗ trợ từ khâu sản xuất cây giống cà phê đến các biện pháp kỹ thuật canh tác theo hướng bền vững.

Sau 5 năm triển khai dự án VnSAT tỉnh Đắk Lắk đều vượt 100% kế hoạch. Ảnh: Minh Hậu.

Sau 5 năm triển khai dự án VnSAT tỉnh Đắk Lắk đều vượt 100% kế hoạch. Ảnh: Minh Hậu.

Về cây giống cà phê, đến nay Dự án VnSAT Đắk Lắk đã hỗ trợ và ngành NN-PTNT đã chứng nhận cho 16 vườn ươm (nhà nước và tư nhân) đạt chuẩn tham gia Dự án VnSAT với số lượng cây giống cung ứng ra thị trường bình quân hàng năm khoảng 5 triệu cây đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tái canh cho nông dân trong và ngoài tỉnh.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê theo hướng bền vững cũng đã được Dự án VnSAT cùng với Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), Trung tâm Khuyến nông và Chi cục Trồng trọt & BVTV triển khai tập huấn, đào tạo 631 lớp và xây dựng 110 mô hình trình diễn về sản xuất và tái canh cà phê bền vững.

Theo đánh giá của đơn vị tư vấn giám sát độc lập, trước đây năng suất cà phê của các hộ dân chỉ đạt từ 2,5-3,5 tấn nhân/ha. Tuy nhiên, khi được Dự án VnSAT hỗ trợ, năng suất đã tăng lên rõ rệt, có nơi lên đến 5 tấn nhân/ha.

Điểm nổi bật trong hoạt động đào tạo, tập huấn của Dự án VnSAT Đắk Lắk là các lớp tập huấn đã tập trung chủ yếu vào khâu thực hành, hướng dẫn nông dân theo phương pháp “cầm tay, chỉ việc”.

Đặc biệt là khâu quản lý và tuyển chọn các loại giống tốt có năng suất cao như: TRS1, TR5, TR9. Mục đích là để thay thế các loại giống cũ ngằm nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, thay đổi thói quen của nông dân sang canh tác theo hướng bền vững. Từ đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập cho người trồng cà phê ở địa phương.

Ông đánh giá hiệu quả của Dự án VnSAT triển khai tại địa phương trong 5 năm qua?

Những năm qua Dự án Vnsat triển khai tại 10 huyện trên địa bàn tỉnh, có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng cà phê, nhất là cải thiện trình độ sản xuất cho bà con nông dân đang canh tác cà phê, qua đó giúp sản xuất cà phê nguyên liệu ngày càng đảm bảo  chất lượng tốt, để  liên kết  với các doanh nghiệp, đẩy mạnh chế biến xuất khẩu sang các thị trường EU.

Dự án VnSAT có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng cà phê. Ảnh: M.Phương.

Dự án VnSAT có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng cà phê. Ảnh: M.Phương.

Cụ thể, về đào tạo tập huấn  nhằm cải thiện, nâng cao trình độ sản xuất: Ban quản lý Dự án VnSAT đã tiến hành đào tạo được 631 lớp với 22.000 hộ nông dân được tiếp cận khoa học kỹ thuật và ứng dụng kiến thức về sản xuất và tái canh cà phê bền vững trên địa bàn toàn tỉnh, đã hoàn thành 100% kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó, Dự án VnSAT đã phối hợp với 8 ngân hàng bán lẻ trên địa bàn tham gia giải ngân phục vụ tái canh cà phê vùng Dự án, tổng số hộ vay là gần 1.000 hộ với 1.500 ha cà phê tái canh. Cùng với vay tín dụng, các hộ dân đã tự bỏ vốn để tái canh gần 2.000 ha, đạt hơn 3.000 ha, vượt kế hoạch Dự án đề ra là 15.000 ha cà phê được áp dụng quy trình canh tác bền vững.

Về nâng cao năng lực, hỗ trợ triển khai, phát triển các tổ chức nông dân, HTX: Qua 5 năm hoạt động, Dự án VnSAT đã nâng cao năng lực, hỗ trợ triển khai, phát triển 64 tổ chức nông dân, HTX, đạt 120% so với  mục tiêu đặt ra. Trong đó, trên 50% số lượng các tổ chức nông dân, HTX đã liên kết với các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh hoàn thiện liên kết chuỗi, sản phẩm cà phê liên kết đã có thương hiệu và được thị trường trong nước chấp nhận.

Về đầu tư cơ sở hạ tầng, Dự án đã hỗ trợ xây dựng các tiểu dự án cho 12 tổ chức nông dân về nhà kho, sân phơi, lò sấy cà phê, đường nội đồng… Các công trình đã hoàn tất, nghiệm thu và đưa vào hoạt động sản xuất trong năm 2020.

Dự kiến trong năm 2021-2022, Dự án VnSAT sẽ tiếp tục triển khai hỗ trợ đầu tư công cho 5 huyện còn lại với tổng đầu tư ước đạt 120 tỷ đồng.

Hiệu quả của Dự án VnSAT góp phần vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp như thế nào, thưa ông?

Dự án VnSAT đã góp phần định hình sản xuất sản phẩm cà phê bền vững. Bên cạnh đó, Dự án cũng chú trọng đến vấn đề mở rộng và khuyến cáo các HTX tham gia Dự án nhằm giúp cho các HTX hướng đến sản xuất theo chuỗi tiêu thụ sản phẩm được hiệu quả hơn.

Dự án VnSAT đã góp phần định hình sản xuất sản phẩm cà phê bền vững. Ảnh: Minh Hậu.

Dự án VnSAT đã góp phần định hình sản xuất sản phẩm cà phê bền vững. Ảnh: Minh Hậu.

Sau 5 năm đã có tác động tích cực như góp phần cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản  xuất như thu mua, chế biến tiêu thụ ngành hàng cà phê từ đó khuyến khích các DN ký kết hợp đồng với các tổ chức nông dân trong tiêu thụ.

Nông dân đã áp dụng các biện pháp KHKT trong canh tác cà phê để sản xuất ra sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Chúng tôi đã phối hợp với đơn vị kỹ thuật như khuyến nông, bảo vệ thực vật, WASI để nâng cao kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê một cách hiệu quả.

Dự án cũng đặc biệt quan tâm đến tuyển chọn các loại giống mới kết hợp với kỹ thuật trồng và chăm sóc theo đúng tài liệu hướng dẫn của Bộ NN-PTNT nhằm góp phân nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê.

Thông qua việc triển khai Dự án VnSAT tại địa phương ông có những kiến nghị đề xuất gì?

Qua triển khai thực hiện Dự án VnSAT, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị đề xuất như sau: Thứ nhất, do nhu cầu của nông dân trong việc hình thành các HTX để tập trung sản xuất với quy mô lớn, để thuận lợi trong việc áp dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, gắn với xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa có chính sách riêng cho các HTX nông nghiệp. Chính sách về tín dụng đã có nhưng hầu như các HTX rất khó tiếp cận. Do đó Nhà nước cần quan tâm đến vấn đề này để tạo điều kiện cho nông dân tham gia các HTX được vay vốn ưu đãi, đầu tư.

Thứ hai, Nhà nước có chính sách đầu tư cho HTX mua sắm máy móc thiết bị, nhà màng, máy sấy trong khâu sơ chế và chế biến cà phê để nâng cao gá trị sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Xin cảm ơn ông!

22.854 hộ nông dân trồng cà phê được VnSAT đào tạo

Tính đến 31/8, dự án VnSAT đã đào tạo 22.854 hộ nông dân. Tổng số hộ dân thực hiện tái canh cà phê đạt 20.487 hộ, tương ứng với 18.112 ha. Diện tích cà phê tái canh áp dụng đúng và đủ các tiêu chí của quy trình tái canh bền vững tương đương diện tích là 13.137 ha, đạt 131% so với mục tiêu cuối kỳ của dự án là 10.000 ha. Giải ngân cho tái canh cà phê đạt 100% tổng số vốn phân bổ cho tái canh cà phê...

Trong thời gian tới, VnSAT tiếp tục tổ chức đào tạo tập huấn cho 5 tỉnh Tây Nguyên, đào tạo sản xuất cà phê bền vững với khoảng 6.125 hộ và tái canh cà phê bền vững với khoảng 2.070 hộ.

MAI PHƯƠNG

Xem thêm
Bức tranh thị trường chè thế giới, Việt Nam có ghi dấu?

Đổi mới và 'cao cấp hóa' là chìa khóa mở rộng thị trường vì người tiêu dùng đang thay đổi nhu cầu theo hướng chè đặc sản và các sản phẩm chất lượng cao.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Cao su Chư Prông tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ

Trong 2 ngày 30-31/10, tại Nông trường Cao su Thanh Bình, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông đã tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2024.

Dự án căn hộ Conic Boulevard có giá khoảng 37 triệu đồng/m2

Dự án Conic Boulevard gồm khu dân cư và căn hộ cao tầng với quy mô 5,3ha, tọa lạc tại đường Huỳnh Bá Chánh, thị trấn Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.

Bình luận mới nhất