| Hotline: 0983.970.780

Mỹ: Bờ tây chống hỏa, rìa nam chạy bão

Thứ Hai 24/08/2020 , 19:49 (GMT+7)

Hai cơn bão Marco và Laura dồn dập băng qua Haiti đổ vào vịnh Mexico, đe dọa cư dân Cuba và các bang miền Nam Hoa Kỳ.

Người bán hàng rong giúp nhau đi qua đoạn đường nước chảy xiết do hoàn lưu bão ở Port-au-Prince, thủ đô Haiti. Ảnh: AP.

Người bán hàng rong giúp nhau đi qua đoạn đường nước chảy xiết do hoàn lưu bão ở Port-au-Prince, thủ đô Haiti. Ảnh: AP.

Marco mạnh thêm trên đường đi với tốc độ gió khi vào bờ biển Louisiana có thể lên tới 120 km/h trong sáng nay, còn Laura dự kiến sẽ cập bờ Louisiana hoặc Texas với tốc độ gió là 178 km/h sáng sớm thứ Năm tới. Hàng nghìn người đang hối hả chạy bão.

Ngay trước khi Marco đổ bộ, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố tình trạng thảm họa thiên tai, giống như với Puerto Rico một ngày trước đó. Nhớ lại trận bão Katrina kinh hoàng tàn phá Louisiana năm 2005, Billy Wright - một cư dân ở New Orleans đi mua lương thực dự trữ nhưng không quên một chiếc rìu phòng khi phải phá mái chui ra khi nước ngập đến nóc căn nhà 1 tầng.

“Có thể sẽ cần nó, có thể không, còn hơn bị kẹt đến trần nhà mà không làm cách nào được”, Wright nói. Năm 2005, anh bị kẹt và may mắn được cứu hộ giải cứu kịp thời.

Đối phó với hai cơn bão mạnh liền nhau là việc không dễ chút nào. Với Thống đốc Louisiana John Bel Edwards, chỉ đạo chống bão là chuyện đương nhiên, nhưng ông không quên kêu gọi ai nhanh chân thì nên chạy bão.

“Đến đêm chủ nhật (giờ Mỹ), ai không kịp rời tìm chỗ trú khác khỏi đường đi của bão thì nên đón nhận nó bằng tinh thần sẵn sàng nhất”, Edwards nói.

Marco đã đến, nhưng chờ đón Laura mới gây lo lắng. Trên đường đi, bão Laura đã làm 3 người ở Cộng hòa Dominica thiệt mạng vì quật đổ nhà, hàng triệu người bị mất điện. Đến Port-au-Prince, nó làm 5 người chết và gây ra trận lụt tồi tệ nhất Haiti trong nhiều năm qua. Vào Cuba, bão Laura nhổ cây như nhổ cỏ và chính quyền chỉ còn cách cắt điện lần lượt từng tỉnh trên đường đi của bão.

Trở lại với Louisiana, một đội chuyên gia của Cơ quan Quản lý các tình huống khẩn cấp liên bang đã được cử đến để hỗ trợ chống bão. Những người này có kinh nghiệm đối phó với 4 cơn bão liên tục trong vòng 6 tuần hồi năm 2004 ở Florida. Lúc này, chính quyền còn một mối lo nữa là nguy cơ lây lan dịch Covid-19 khi sơ tán người dân vào các trung tâm tránh bão tập trung.

Trong khi đó, ở bờ Tây, quân đội cùng với khí tài quân sự đã được huy động để chống lại hỏa hoạn kéo dài 1 tuần qua và đang lan rộng nhanh chóng.

Hơn 200.000 người đã phải bỏ nhà chạy bà hỏa. Máy bay quân sự chở binh sĩ từ các quân đoàn khu vực bờ Tây và Vệ binh cộng hòa hạ cánh xuống California khi bang này không còn tự lực ngăn chặn hơn 20 điểm cháy rừng, có chỗ đã đến cấp độ gần cao nhất.

Cháy rừng do sét đánh trúng các khu vực khô nóng đã lan rộng, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng, thiêu rụi 700 căn nhà. Khói và tro bốc cao, lan rộng thành các quầng mây đậm đặc đến mức ở một vài bang lân cận có người còn nhìn thấy bằng mắt thường.

Ngoài quân đội, trước mắt lính cứu hỏa từ các bang Arizona, Montana, Nevada, Texas và Utah đã đến tăng cường giúp California.

Tổng thống Trump cũng ban hành tình trạng thảm họa, kích hoạt cơ chế sử dụng ngân sách liên bang để hỗ trợ chống cháy và giúp người dân khắc phục thiệt hại.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm