| Hotline: 0983.970.780

Mỹ Tho có phải xứ gái đẹp của miền Nam?

Thứ Bảy 27/02/2021 , 07:44 (GMT+7)

Mỹ Tho theo phương ngữ Khmer là xứ gái đẹp có nước da trắng hồng. Mỹ Tho có những nhan sắc mà ông trời đã ban cho từ khi mới khai thiên lập địa.

Bức tượng Từ Dũ trong khuôn viên Bệnh viện Từ Dũ - TP.HCM.

Bức tượng Từ Dũ trong khuôn viên Bệnh viện Từ Dũ - TP.HCM.

Mỹ Tho (Tiền Giang) được đánh giá là trung tâm phát triển thương mại đô thị sớm nhất miền Nam. Vùng đất này hội tụ những dòng tộc người Hoa, người Khmer, người Việt khai hoang lập ấp rất trù phú cách đây hơn 300 năm.

Những xóm làng bám dọc sông Tiền Giang mênh mang tạo nên một phong vị riêng biệt với hình ảnh: “Gái xinh, gạo trắng, nước trong”. Mỹ Tho theo phương ngữ Khmer là xứ gái đẹp có nước da trắng hồng.

Có nhiều vùng đất kỳ lạ với bao câu chuyện về những kỳ nhân. Nhưng có lẽ vùng đất Mỹ Tho là xứ sở của những nhan sắc mà ông trời đã ban cho từ khi mới khai thiên lập địa. Con gái sinh ra bên sông Tiền đều đẹp như tiên. Xưa không ít những công tử từ khắp nơi đã về đây tìm vợ.

Con gái Tiền Giang được truyền bá trong dân gian: “Tội gì anh phải đi xa/ Mỹ Tho con gái mặn mà dễ thương”. Điều đặc biệt cho đến nay Tiền Giang nức tiếng với danh hiệu là vùng đất có tới 4 người đẹp là “Hoàng Hậu”. Trong số đó nổi bật có hai nữ hoàng rất xinh đẹp và tài năng.

Hoàng Hậu sớm nhất là bà Từ Dụ (hay còn gọi là Từ Dũ). Từ khi còn trẻ Từ Dụ (tên thật là Phạm Thị Hằng) đã nức tiếng xinh đẹp và dịu dàng.

Người đẹp Phạm Thị Hằng sinh năm 1810 tại Gò Công (Tiền Giang). Là con gái của Lễ bộ thượng thư Pham Đăng Hưng nên Phạm Thị Hằng sớm được đưa vào cung khi mới 14 tuổi. Bà trở thành vợ vua Thiệu Trị với danh hiệu Từ Dụ.

Do được học hành từ nhỏ bà Từ Dụ lai thông minh học một biết mười. Khi được làm vợ vua bà vẫn không ngơi đèn sách và giúp vua trị vì triều Nguyễn. Từ danh vị Nhất Giai quý phi qua tám đời vua nhà Nguyễn bà Từ Dụ trở thành Thái Hoàng thái hậu (thời vua Thành Thái - 1889). Bà được coi là mẫu nghi thiên hạ có công vun đắp cho nhiều đời triều Nguyễn được bền vững và yên hòa.

Đặc biệt Thái hoàng thái hậu Từ Dũ là người thường xuyên đấu tranh chống tham nhũng và trừng trị quan tham.

Không ít lần bà đã tuyên cáo: “Từ xưa đến nay, quan lại chỉ một chữ tham mà chưa trừ được. Mọt nước hại dân cũng từ đó mà ra. Làm quan mấy năm vị nào cũng giàu có gấp bội. Của ấy không lấy của dân thì lấy ở đâu? Nên nhất quyết phải trừ”.

Bà mất năm 1902 thọ 92 tuổi. Hiện tại ở Gò Công vẫn lưu truyền những bài thơ ca ngợi bà như một chúa xứ phương nam. Bệnh viện “Bà mẹ và trẻ em” (TP.HCM) đã lấy tên bà được gọi trong dân gian là Từ Dũ. Đó là biểu tượng luôn luôn đem lại phúc lành cho mọi người. Chính vì thế hiện nay ở Gò Công quê hương bà vẫn truyền tụng rằng: “Nước đẹp dâng điềm lành/ Gò Rùa xây nền Phúc”.

Nam Phương hoàng hậu.

Nam Phương hoàng hậu.

Tiếp sau Thái hoàng thái hậu Từ Dụ là người đẹp Nam Phương Hoàng Hậu cũng ở Gò Công Tiền Giang. Bà có tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan sinh năm 1914. Người đẹp Nguyễn Hữu Thị Lan được đi du học Pháp từ khi mới 12 tuổi. Khi lớn lên cô có sắc đẹp sắc nước hương trời và đã từng ba lần đoạt giải Hoa khôi Đông Dương. Bà đã kết hôn với vua Bảo Đại và được phong là Nam Phương Hoàng hậu khi tròn 19 tuổi.

Sau này Nam Phương Hoàng hậu cũng có những đóng góp trong sự vận động mọi người chống thực dân Pháp. Bà đã từng bày tỏ khi gửi thông điệp: “Tôi tha thiết yêu cầu những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh”.

Khi cách mạng tháng Tám thành công, bà đã khuyên giải Bảo Đại thoái vị để tránh những tang thương cho dân lành. Sau đó Hoàng Hậu Nam Phương sang sinh sống tại Pháp và mất năm 1963, thọ 49 tuổi.

Bên cạnh những Hoàng Hậu Từ Dụ và Nam Phương còn có những người đẹp rạng danh khác ở Tiền Giang cũng là bậc đệ nhất phu nhân. Đó là bà Nguyễn Thị Mai Anh vợ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Nhưng có lẽ bà Đoàn Thị Giàu vợ của Chủ tịch Tôn Đức Thắng có cuộc đời phong ba nhất vì một lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm. Bà sống ở quê nhà (xã Vĩnh Kim, Châu Thành Tiền Giang) đợi chồng bị cầm tù ở Côn Đảo suốt 16 năm ròng.

Khi cách mạng tháng Tám thành công lãnh tụ Tôn Đức Thắng mới được tự do. Hai người chỉ sống với nhau một thời gian ngắn. Bởi năm 1946 lãnh tụ Tôn Đức Thắng tập kết ra Bắc tiếp tục hoạt động cách mạng. Đó là chặng đường thử thách mới và dài không xác định.

Ở lại quê hương bà Đoàn Thị Giàu đã trực tiếp tham gia cách mạng. Mãi đến năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ bà Giàu mới được tập kết ra Bắc, sum họp cùng chồng con. Đó là chặng đường dài đầy cam go và thử thách lớn đối với một bản lĩnh của người đẹp Tiền Giang. Bà là tấm gương sáng tiêu biểu cho những phụ nữ miền nam đã dấn thân trên con đường cách mạng.

Vẫn còn đó những người đẹp Tiền Giang xinh tươi trong tấm áo bà ba. Đặc biệt những nghệ sĩ nổi tiếng đã sinh ra từ mảnh đất Mỹ Tho. Nói đến dàn nghệ sĩ lừng danh ở Tiền Giang ai cũng nhớ đến NSND Phùng Há (1911 - 2009).

Ngay từ bé Trương Phụng Hảo (tên khai sinh của NSND Phùng Há) đã có những tố chất mà một thày tướng số đã nhận xét: “Cô bé mặt mày rất sáng, đẹp như nàng tiên trong tranh vẽ. Tương lai sẽ là một tài nữ, được sống trong vinh hoa phú quý nhưng lại nhiều khổ lụy trong những cuộc tình”.

Quả nhiên Phụng Hảo có một giọng hát thiên phú cùng với nhan sắc “mắt phượng mày ngài”. Vì cha mất sớm, Phụng Hảo đã cùng mẹ phải làm công tại một lò gạch kiếm sống. Mỗi khi rảnh rỗi Phụng Hảo theo bạn bè nghe hát tuồng và chầu bên các nhóm đờn ca tài tử. Phụng Hảo học nhẩm theo không sai một nhịp phách. Bên lò gạch Phụng Hảo luôn cất tiếng hát để vơi đi những mệt nhọc của mọi người.

Tiếng lành đồn xa. Ông bầu một ban nhạc đã tìm tới. Mới chợt nghe một câu của Phụng Hảo cất lên ông đã giật mình sửng sốt và quyết định ký hợp đồng với đoàn Tái Đồng Ban. Ở đây Phụng Hảo được nghệ sĩ Tư Chơi dậy đàn và luyện giọng ca. Còn phần diễn xuất thì do Năm Châu chỉ bảo. Cuộc đời nghệ sĩ của Phụng Hảo bắt đầu từ tuổi 14 và được chính mẹ đặt cho nghệ danh Phùng Há.

Vai diễn đầu tiên của Phùng Há là nhân vật rất đặc sắc Giả Thị trong vở tuồng Hoàng Phi Hổ quy châu. Đó là một ngày hội ở chợ Mỹ Tho. Khách chen chúc đông vui. Họ muốn nghe giọng hát của một nàng tiên bên sông Tiền Giang. Cái tên Phùng Há được xướng lên. Hàng trăm người im phăng phắc, nín thở lắng nghe giọng hát ngọt ngào vang xa.

Từ đó cuộc đời nghệ sĩ Phùng Há bay lên như diều gặp gió. Đoàn nào cũng mong được cô đào Phúng Há đến hát. Tài năng của cô như thần.

Với tài năng diễn xuất bẩm sinh cùng giọng hát có âm sắc phong phú Phùng Há đã làm chao đảo bao công tử nhà giàu và các nghệ sĩ tài danh. Chính vì thế mà cuộc đời của Phùng Há cũng trôi nổi phong ba.

NSND Phúng Há được mệnh danh là bà Hoàng cải lương. Rạp hát Thày Năm Tú nơi Phùng Há biểu diễn cũng được coi là nhà hát cải lương đầu tiên ở nước ta. Bà đã để lại hàng chục vai mẫu xuất sắc trên sân khấu cải lương miền nam. Về cuối đời NSND Phùng Há đã sống tại chùa Nghệ sĩ do chính bà là người sáng lập ở Gò Vấp (TP.HCM) và mất ở đó (2009).

Người đẹp Tiền Giang - Thân Thúy Hà.

Người đẹp Tiền Giang - Thân Thúy Hà.

Dàn người đẹp và tài danh ở đất Tiền Giang thời nào cũng có sau những bà Hoàng kể trên. Người đẹp lớn tuổi nhất hiện nay vẫn còn hiện diện trên các sân chơi ca nhạc là ca sĩ Phương Dung (sinh năm 1946 ở Gò Công, Tiền Giang). Tài sắc của nghệ sĩ Phương Dung sớm được vinh danh là “Nhạn trắng Gò Công”.

Nối tiếp Phương Dung là một dàn nghệ sĩ và người mẫu trẻ rất nổi tiếng đều là người Tiền Giang. Đó là Hoa khôi Thân Thúy Hà với đôi mắt đầy cuốn hút. Bên cạnh đó có một đôi mắt to đẹp khác là “Ngọc nữ” Tăng Thanh Hà. Đàn em của Tăng Thanh Hà như người đẹp Vân Trang cũng nổi lên như một ngôi sao mai lấp lánh trong giới phim trường.

Rồi nữa đó là người mẫu MC lừng danh Phan Thị Mơ cùng với nữ hoàng trang sức Lê Huỳnh Thúy Ngân và Hoa khôi Nam Em… Đúng là người đẹp Tiền Giang thật xứng với lời sấm truyền từ xa xưa: “Mỹ Tho đi dễ khó về”

(Kiến thức gia đình số 8)

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.