| Hotline: 0983.970.780

Nam Định có 44/60 xã khống chế được bệnh viêm da nổi cục

Thứ Ba 01/06/2021 , 16:48 (GMT+7)

Hiện nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nam Định cơ bản khống chế được bệnh viêm da nổi cục.

Dịch bệnh VDNC tại Nam Định đang từng bước được khống chế. Ảnh: Mai Chiến.

Dịch bệnh VDNC tại Nam Định đang từng bước được khống chế. Ảnh: Mai Chiến.

Theo Sở NN-PTNT Nam Định, sau khi Việt Nam xuất hiện ổ dịch viêm da nổi cục (VDNC) đầu tiên vào tháng 10/2020, Sở NN-PTNT, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành nhiều công văn gửi UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, hộ chăn nuôi triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC.

Tuy nhiên, đến đầu tháng 1/2021, Nam Định đã ghi nhận xã đầu tiên xuất hiện bệnh VDNC (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực). Từ đó đến nay, bệnh VDNC đã phát sinh ở 188 hộ chăn nuôi tại 60 xã, thị trấn của 9 huyện. Tổng số bò mắc bệnh là 293 con, tiêu hủy 17 con với tổng trọng lượng tiêu hủy là 1.721 kg.

Đến ngày 25/5, toàn tỉnh Nam Định có 44/60 xã và 5 huyện gồm Vụ Bản, Nam Trực, Xuân Trường, Hải Hậu, Mỹ Lộc đã qua 21 ngày không phát sinh dịch, dịch đã từng bước được khống chế.

Hiện UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt kế hoạch và kinh phí mua 27.000 liều vacxin VDNC tiêm phòng cho đàn trâu, bò. Các địa phương đang thống kê chính xác tổng đàn trâu, bò và chuẩn bị các điều kiện để tiêm phòng bệnh VDNC ngay sau khi có vacxin.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y Nam Định Ninh Văn Hiểu, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, tỉnh Nam Định đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh VDNC, đặc biệt đã sớm chỉ đạo các địa phương, các Sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện chống dịch.

Tĩnh đã tổ chức thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn tỉnh trong tháng 4/2021 và đã phân bổ 15.000 lít hóa chất sát trùng từ nguồn dự trữ quốc gia cho địa phương. Ngoài ra, UBND các xã, hộ chăn nuôi đã chủ động mua 2.250 lít thuốc sát trùng và 72 tấn vôi bột để vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, khu vực công cộng như chợ, bãi rác.

Đàn bò 20 con của gia đình anh Lương (xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường) vẫn khỏe mạnh nhờ thực hiện tốt các giải pháp phòng chống dịch bệnh VDNC. Ảnh: Mai Chiến.

Đàn bò 20 con của gia đình anh Lương (xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường) vẫn khỏe mạnh nhờ thực hiện tốt các giải pháp phòng chống dịch bệnh VDNC. Ảnh: Mai Chiến.

Giao Thủy là huyện đứng thứ 2 trong tỉnh Nam Định về số xã bị dính bệnh VDNC. Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện, tính đến ngày 23/5, bệnh VDNC đã xuất hiện trên đàn bò của 58 hộ chăn nuôi tại 40 xóm của 15 xã, thị trấn, với tổng số bò mắc bệnh là 96 con, số chết và tiêu hủy là 2 con.

Từ ngày 24 - 29/5/2021, trên địa bàn huyện không phát sinh thêm trâu, bò mắc bệnh VDNC mới. Đến thời điểm hiện tại, huyện Giao Thủy có 5 xã đã được công bố hết dịch (Giao Thiện, Giao Long, Giao Xuân, Bạch Long và Bình Hòa); 8 xã, thị trấn đã qua 21 ngày không phát sinh dịch (Giao Châu, Giao Nhân, TT. Quất Lâm, Giao Phong, Giao An, Giao Lạc, Giao Yến, Hồng Thuận) và 2 xã chưa qua 21 ngày (Giao Thịnh, Giao Tân).

Theo Phòng NN-PTNT huyện Giao Thủy, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với các xã, thị trấn tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch theo đúng quy định; không để dịch lây lan, dây dưa kéo dài. Nhờ vậy, bệnh VDNC đã cơ bản được khống chế.

Tại huyện Xuân Trường, từ tháng 2 - 4/2021 đã phát sinh 4 ổ dịch bệnh VDNC tại các xã Xuân Đài, Xuân Phong, thị trấn Xuân Trường với tổng số bò mắc bệnh là 22 con.

Do được phát hiện kịp thời và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống như cách ly, chăm sóc, vệ sinh, tiêu độc khử trùng… nên đã khống chế được các ổ dịch, không để bò chết gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.

Xem thêm
Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Ninh Thuận xây dựng 2 phương án sản xuất vụ hè thu

Trước tình hình nắng nóng kéo dài, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng kế hoạch sản xuất vụ hè thu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với khô hạn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.