| Hotline: 0983.970.780

Nắm giữ tính mạng của những người cách xa hàng chục ngàn km

Thứ Ba 09/05/2017 , 09:30 (GMT+7)

Trong một căn phòng biệt lập tại căn cứ không quân ở Nevada, những gã đàn ông trẻ quyết định sự sống chết của những người cách họ hàng chục ngàn km.

Tờ Guardian thuật lại những gì được những người từng lái máy bay không người lái trong Không quân Mỹ kể, sau khi họ đã rời quân đội.

Một phi công điều khiển máy bay không người lái đang thực hiện nhiệm vụ từ căn cứ ở Nevada (Nguồn ảnh: Guardian)

Khi Michael Haas, một cựu sỹ quan cao cấp của không quân Mỹ nhớ lại những phi vụ ông thực hiện trên bầu trời Afghanistan và các vùng xung đột khác trong vòng sáu năm điều khiển máy bay không người lái, và một trong những thứ ông nhớ rõ ràng nhất là ngôn ngữ đầy màu sắc mà các phi công dùng để mô tả mục tiêu của họ.
 

“Đi cắt cỏ”

Haas bảo, hồi đó một nhóm ba người sẽ trong một trạm điều khiển mặt đất ở căn cứ không quân Creech, ngoại ô Las Vegas, quan sát chăm chú vào màn hình máy tính để đón nhận những hình ảnh truyền về từ các cảm biến cực mạnh trên chiếc máy bay không người lái Predator (Thú săn mồi) đang bay cách nơi họ ngồi hàng chục ngàn km.

Nhiệm vụ của họ là theo dấu, và khi thời cơ đến, tiêu diệt những kẻ bị cho là phiến quân. Nhưng các phi công này không nói về nhiệm vụ với ngôn ngữ thông thường. Họ sẽ bảo nhau “hãy cắt cỏ trước khi chúng mọc nhanh ngoài tầm kiểm soát”, hoặc “nhổ cỏ trước khi chúng lan ra khắp vườn”.

Nhưng những nơi đó còn có trẻ con. Các phi công sẽ điều khiển những chiếc Predator bay trên một ngôi làng ở khu vực bộ lạc ở Pakistan và khi những bóng đen nhỏ hơn xuất hiện trên màn hình, họ biết là ngoài những kẻ họ cho là phiến quân, còn có trẻ em.

Haas là một trong bốn cựu phi công điều khiển máy bay không người lái đã cùng nhau đến tòa soạn Guardian để bày tỏ phản đối sự phụ thuộc vào công nghệ, khi quân đội Mỹ lựa chọn các vũ khí hiện đại.

Bốn người tổng cộng đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc với các chương trình máy bay không người lái mang vũ khí. Họ từng thực hiện các phi vụ bắn giết hàng trăm người trong các vùng xung đột và nhiều nạn nhân chắc chắn là thường dân.

Là sỹ quan kỳ cựu trong phi đội do thám 15 và phi đội chiến dịch đặc biệt số 3 từ năm 2005 tới 2011, dưới hai trào Tổng thống là George W. Bush và Barack Obama, Haas tham gia nhiều vụ bắn giết từ chiếc máy tính đặt tại căn cứ không quân Creech, lấy đi mạng sống nhiều phiến quân ở Afghanistan cách đó hàng chục ngàn cây số.

Haas có nhiệm vụ điều khiển các cảm biến trên máy bay, các máy ảnh, máy laser và các thiết bị thu thập thông tin khác được trang bị trên máy bay Predator và Reaper. Anh cũng chịu trách nhiệm dẫn hướng cho các hỏa tiễn Hellfire (Lửa địa ngục) nhắm bắn vào mục tiêu sau khi viên phi công ngồi cạnh anh bấm nút phóng.
 

“Dẫm lên con kiến thôi mà”

Haas, 29 tuổi, đội mũ bóng chày và áo kiểu cho các tay đánh khúc côn cầu trên băng, trông còn quá trẻ để gánh vác những chuyện “tày đình” như thế. Tuy nhiên những cảm xúc hoàn toàn có thật về việc giết ai đó chỉ bằng vài thao tác điều khiển máy tính đã tác động sâu sắc tới tư tưởng của chàng trai trẻ.

10-59-32_3264-1
Chiếc máy bay không người lái MQ-9 Reaper (hay còn gọi là Preadtor đời sau) có gắn các loại vũ khí (Nguồn ảnh: Guardian)

“Cũng chỉ là dẫm lên con kiến thôi mà, đừng để nó có cơ hội thoát”. Đó là những điều người ta muốn chúng tôi nhập tâm khi nhắm bắn vào các mục tiêu, chỉ là những điểm đen trên màn hình. Bạn phải thực hiện các bài thể dục cho tư tưởng như thế để thực hiện nhiệm vụ được giao, “chúng đáng phải chết, chúng chọn con đường đó”. Bạn phải hủy hoại một phần lương tâm của chính mình để có thể thực hiện nhiệm vụ hằng ngày và làm lơ trước những tiếng nói đâu đó trong tâm hồn mình rằng bạn đang làm điều không đúng”.

Haas là người tương đối may mắn vì đội của anh chỉ trực tiếp phóng 2 quả tên lửa trong 5.000 giờ điều khiển máy bay không người lái. Lần phóng tên lửa đầu tiên diễn ra vào tháng 1/2011. Mục tiêu là một nhóm phiến quân ở tỉnh Helmand, Afghanistan. Nhóm này bắn nhau với quân Mỹ ở dưới đất và ăn ngay một quả tên lửa. “Không ai sống sót”, một giọng báo cáo. Những trường hợp chắc chắn về số phận đối thủ như vậy là rất hiếm, trừ với các phi công điều khiển máy bay không người lái, Haas bảo.

Anh cũng chối bỏ gánh nặng về việc biết tổng số người bị tiêu diệt trong các phi vụ của máy bay điều khiển từ xa có phần tham gia của mình. Khi Haas rời Không quân Mỹ, anh được trao một tấm thẻ trong đó tiết lộ số người tham gia giết, nhưng anh đã tìm cách làm ngơ, coi như không biết có tấm thẻ đó.

“Họ đưa cho tôi một phong bì với tấm thẻ trong đó, nhưng tôi không bao giờ mở phong bì. Tôi không muốn làm gì với nó cả”, Haas nói.

Brandon Bryant, trung sỹ điều khiển máy bay Predator từ năm 2005 đến 2011. Nhiệm vụ của anh là phụ trách các cảm biến và phân tích hình ảnh. Anh không có cơ hội “chạy trốn” nhẹ nhàng như Haas. Anh biết một con số mà anh nhìn thấy trên máy tính rằng anh trực tiếp tham gia giết chết 13 người trong 5 vụ tấn công bằng tên lửa Hellfire, một vụ ở Iraq và bốn vụ ở Afghanistan.

Xem thêm
Loạt phim chiếu rạp hè chất lượng trong năm 2024

Các bộ phim bom tấn Hollywood bắt đầu ra rạp, hứa hẹn tạo nên một mùa hè rực rỡ với nhiều kỳ vọng vào các cột mốc doanh thu ấn tượng.

Real Madrid thoát thua trên sân Bayern Munich

Với cú đúp của Vinicius, Real Madrid đã có được trận hòa 2-2 ngay trên sân của Bayern Munich tại bán kết lượt đi UEFA Champions League.

HLV Mai Đức Chung bất ngờ trở lại ĐT nữ Việt Nam

HLV Mai Đức Chung sắp trở lại với công việc làm HLV trưởng ĐT Nữ Việt Nam vì VFF chưa chốt được HLV mới.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.