| Hotline: 0983.970.780

Nạn buôn lậu tại Quảng Trị diễn biến phức tạp: [Bài 3] Khó ngăn chặn

Thứ Sáu 15/12/2023 , 08:58 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Các lực lượng biên phòng, quản lý thị trường, công an, hải quan… cùng tích cực tham gia phòng chống buôn lậu nhưng việc ngăn chặn nạn buôn lậu không dễ.

Nhiều lực lượng tham gia nhưng rất khó ngăn nạn buôn lậu. Ảnh: VD.

Nhiều lực lượng tham gia nhưng rất khó ngăn nạn buôn lậu. Ảnh: VD.

Người dân và các đối tượng khi bị lực lượng chức năng bắt giữ về hành vi buôn lậu đều có chung 1 câu trả lời, vì mưu sinh, không có nghề nghiệp ổn định, mặc dù biết vi phạm nhưng vẫn làm liều. Hoạt động ngày càng tinh vi, táo bạo của các đối tượng buôn lậu khiến lực lực lượng chức năng căng mình phòng chống, nhất là những tháng cuối năm.

Để đấu tranh hiệu quả với các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, những tháng cuối năm, các lực lượng chức năng, nhất là hải quan, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường, công an theo chức năng, nhiệm vụ của mình đã tăng cường lực lượng, phương tiện, nắm chắc tuyến, lĩnh vực, địa bàn, đối tượng và mặt hàng trọng điểm.

Bên cạnh đó, công tác dự báo, nắm bắt thông tin và phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại cũng được triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động buôn lậu tại khu vực biên giới thị trấn Lao Bảo không có dấu hiệu thuyên giảm.

Cùng chung nhiệm vụ ngăn chặn hàng lậu tuồn vào Việt Nam có nhiều lực lượng cùng tham gia nhưng nhiều yếu tố khách quan khiến công tác phát hiện, bắt giữ gặp rất nhiều khó khăn. Đường biên giới thuộc khu vực Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo quản lý có chiều dài 16km, trong đó có 12km đường sông, 4km đường bộ. Đường biên giới dài, nhiều đường mòn, lối mở, nhiều bến sông tự phát khiến công tác kiểm soát “đầu vào” tại các khu vực này hết sức gian nan.

Đường sông có nhiều bến nước tự phát của người dân xưa kia đi lấy nước sinh hoạt nay trở thành điểm tập kết và vận chuyển hàng lậu. Nhiều đường mòn, lối mở khu vực biên giới rất thuận tiện cho việc thẩm lậu các mặt hàng vào Việt Nam. Người dân khu vực biên giới hai nước Việt Nam và Lào hiện có 5 cặp bản kết nghĩa nên thường xuyên có người khu vực biên giới qua lại thăm nhau, trao đổi nông sản. Đây cũng chính là điều kiện để các đối tượng buôn lậu trà trộn đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Đã từ lâu, một số người dân khu vực biên giới coi nghề cửu vạn, vận chuyển hàng hóa thuê là cách mưu sinh hàng ngày. Một số người chấp nhận làm “tai mắt” cho các đối tượng buôn lậu vận chuyển hàng hóa. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác phòng chống buôn lậu của lực lượng chức năng.

Một thực tế nữa là khu vực biên giới, quỹ đất sản xuất nông nghiệp rất hạn chế nên đa số người dân sống bằng nghề thương mại dịch vụ, buốn bán, hợp tác sản xuất tại Lào. Ngành nghề không ổn định, khi bị lôi kéo thì nhiều người dân chấp nhận đi làm nghề cửu vạn để kiếm sống dù biết mình vi phạm pháp luật. Khi có người lạ hoặc lực lượng chức năng qua lại khu vực này thì người dân rất cảnh giác và báo cho lực lượng buôn lậu.

“Năm 1975, người dân tứ xứ di dân về đây làm ăn sinh sống. Chủ trương lúc ấy là cấp đất cho người dân sát mép sông Sê Pôn bây giờ nên bà con xây dựng hàng rào, bảo vệ chăn nuôi, trồng trọt. Một số hộ đã quây tôn, che khuất tầm nhìn của lực lượng chức năng khi đi tuần tra kiểm soát. Cũng có một số vụ việc, lực lượng chức năng đột kích vào một số điểm quây tôn thì phát hiện có hàng buôn lậu. Nhưng việc kiểm tra trong khuôn viên đất được cấp cho người dân cũng không phải dễ”, ông Lê Bá Hùng, Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo, cho biết.

Giao thông đi lại khu vực biên giới ngày càng thuận lợi tạo điều kiện tốt cho công tác tuần tra nhưng cũng vô tình “giúp sức” cho việc vận chuyển hàng lậu. Thượng tá Hoàng Đức Tuấn, Phó Trưởng phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho hay, hiện nay, phía nước bạn Lào đã làm đường quốc phòng từ bản Đông, huyện Sê Pôn về cửa khẩu Đen Vi Lay chạy dọc sông Sê Pôn nên rất thuận lợi cho giao thông đi lại. Các chủ đầu nậu lợi dụng điều này để tập kết hàng hóa bằng xe ô tô sau đó thuê đất dựng kho dọc biên giới (phía nước bạn) chờ đợi thời cơ thuận lợi để thuê cửu vạn vận chuyển hàng thẩm lậu về Việt Nam.

Một số người dân coi buôn lậu, cửu vạn là nghề mưu sinh. Ảnh: VD.

Một số người dân coi buôn lậu, cửu vạn là nghề mưu sinh. Ảnh: VD.

Bên cạnh đó, các hộ dân dọc sông Sê Pôn đã được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra sát mép sông nên các hộ dân xây dựng hàng rào dọc bờ sông để bảo vệ nhà, vườn. Do vậy, khi nước sông lên cao, lực lượng biên phòng không có đường tuần tra dọc biên. Một số hộ dân xây dựng lán trại chăn nuôi nhưng không hiệu quả, bỏ hoang nên các đối tượng buôn lậu lợi dụng làm kho tập kết hàng lậu tạm thời ngay trong vườn nhà nên rất khó khăn cho lực lượng chức năng trong đấu tranh, bắt giữ, xử lý.

Còn tình trạng chính quyền cơ sở một số nơi né tránh vì ngại va chạm

Thượng tá Hoàng Đức Tuấn, Phó Trưởng phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho hay hiện vẫn còn tình trạng chính quyền cơ sở một số nơi né tránh vì ngại va chạm với người dân. Hệ thống kho bãi tạm giữ hàng hóa vi phạm chưa được đầu tư xây dựng… khiến nguy cơ cao hàng hóa tịch thu hư hỏng. Thủ tục tiêu hủy đối với mặt hàng không đảm bảo chất lượng như xăng dầu, mỹ phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài, thuốc bảo vệ thực vật còn nhiều vướng mắc. Tại Quảng Trị hiện chưa có trung tâm tiêu hủy, việc vận chuyển số tang vật đi tiêu hủy còn khó khăn, chi phí cao, khó thực hiện…

Xem thêm
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chính sách tín dụng đối với lâm sản, thủy sản

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT chủ động chỉ đạo các giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn, bảo đảm sản xuất, thúc đẩy, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Siết chặt khai thác nước ngầm, bảo vệ 'túi' nước ngọt ở ĐBSCL

Nước ngầm - nguồn nước ngọt dự trữ lớn cho ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Giải pháp lâu dài kiểm soát, ngăn chặn khai thác nước ngầm cần được tính toán.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.