| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao chất lượng cuộc sống là nền tảng thực hiện thành công nông thôn mới

Thứ Sáu 10/12/2021 , 09:06 (GMT+7)

KIÊN GIANG Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn được huyện Vĩnh Thuận xác định là nền tảng để thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

Huy động tối đa nguồn lực phát triển sản xuất

Huyện Vĩnh Thuận nằm trong vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Đây là huyện vùng xa, xuất phát điểm đi lên xây dựng NTM thấp, cơ sở hạ tầng thiếu và không đồng bộ, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao (gần 15%).

Nhưng chính nhờ phong trào xây dựng NTM trong nhiều năm qua đã tạo được sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn.

Huyện Vĩnh Thuận tích cực thực hiện phong trào xây dựng NTM trong nhiều năm qua, đã tạo được sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực, giao thông đi lại thuận tiện. Ảnh: Trung Chánh.

Huyện Vĩnh Thuận tích cực thực hiện phong trào xây dựng NTM trong nhiều năm qua, đã tạo được sự chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực, giao thông đi lại thuận tiện. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Huỳnh Tấn Phi, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thuận cho biết, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, huyện xác định mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn chính là nền tảng thực hiện thành công các tiêu chí còn lại. Từ đó, Vĩnh Thuận đã tập trung các giải pháp, huy động tối đa nguồn lực để phát triển sản xuất trên các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ… nhằm tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Với những kết quả đã đạt được, Vĩnh Thuận vừa được đoàn công tác Trung ương đến thẩm định đạt chuẩn huyện NTM. Giai đoạn tiếp theo, Vĩnh Thuận tiếp tục tập trung nguồn lực để hoàn thiện và nâng cao chất lượng tiêu chí xã, huyện NTM theo tiêu chí hiện hành. Phấn đấu đến năm 2025, huyện có 2 xã NTM nâng cao và ít nhất có từ 1 xã trở lên đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, huyện Vĩnh Thuận đã vận dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, lồng ghép với nguồn vốn các chương trình mục tiêu, vốn vay tín dụng, vốn doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn huy động nhân dân đóng góp, để bố trí theo hướng ưu tiên cho các nội dung trọng điểm của địa phương. Đến nay, tổng kinh phí đã thực hiện là 3.325 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vốn vay tín dụng 1.092 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp 220 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp là 206 tỷ đồng và vốn lồng ghép từ các chương trình dự án là 608 tỷ đồng, còn lại là ngân sách.  

Nguồn kinh phí trên đã được tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, như giao thông, trường học, trung tâm văn hóa, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn. Đối với nguồn vốn do nhân dân đóng góp, việc huy động đóng góp do chính người dân địa phương bàn bạc, quyết định, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ và không quá sức dân.

Qua hơn 10 năm thực, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận đến nay đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Đường xã và đường từ trung tâm các xã đến huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 100% (với tổng chiều dài 73,7 km) đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm. Đường ấp, liên ấp được cứng hóa, đảm bảo giao thông thuận tiện, thông suốt trong cả mùa mưa, nắng.

Với những kết quả đã đạt được, Vĩnh Thuận vừa được đoàn công tác Trung ương đến thẩm định đạt chuẩn huyện NTM. Ảnh: Trung Chánh.

Với những kết quả đã đạt được, Vĩnh Thuận vừa được đoàn công tác Trung ương đến thẩm định đạt chuẩn huyện NTM. Ảnh: Trung Chánh.

Hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện đáp ứng tốt công tác điều tiết nước tưới, tiêu thoát trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, phục vụ tốt nhu cầu giao thông đi lại bằng đường thủy. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của 7 xã trên địa bàn huyện là 32.951 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động là 30.678 ha.

Giai đoạn từ 2011-2020, huyện đã đầu tư xây dựng được 57 cống kiên cố, 4 trạm bơm điện, đảm bảo tưới tiêu cho các hợp tác xã, tổ hợp tác. Huyện đã tiến hành nạo vét 623 km kênh thủy lợi, đầu tư xây dựng 23 km hệ thống đê bao ven sông Cái Lớn, Cái Chanh, giúp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Từ đó, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu chủ động, đảm bảo cho 2.442 ha đất sản xuất lúa 2 vụ/năm và 28.548 ha nuôi trồng thủy sản, phát triển sản xuất hiệu quả.

Tạo việc làm, nâng cao thu nhập

Theo kết quả đánh giá, từ khi triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Thuận có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập của người dân nông thôn không ngừng được nâng lên. Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 51,53 triệu đồng, tăng gấp 2,5 lần sau hơn 10 năm xây dựng NTM.

Làng nghề đan ghế nhựa đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân Vĩnh Thuận trong những lúc nông nhàn. Ảnh: Trung Chánh.

Làng nghề đan ghế nhựa đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân Vĩnh Thuận trong những lúc nông nhàn. Ảnh: Trung Chánh.

Đây là thành quả đầy ấn tượng nhờ vào giải pháp tổ chức lại sản xuất, tạo việc làm, tạo điều kiện cho hộ nghèo thoát nghèo… Theo ông Huỳnh Tấn Phi, thời gian qua huyện đã triển khai nhiều giải pháp, giới thiệu, tạo việc làm cho người dân, tổ chức kêu gọi các công ty, doanh nghiệp về đóng tại địa bàn, phát triển các tổ hợp tác, làng nghề thủ công mỹ nghệ. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất các mô hình chăn nuôi, trồng trọt.

Từ năm 2016 - 2020,  huyện đã giới thiệu việc làm cho gần 23.000 lượt lao động, trong đó lao động tại tỉnh là hơn 1.820 lượt, lao động ngoại tỉnh là 21.161 lượt, có 5 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tổng số lao động có việc làm thường xuyên trên địa bàn huyện là 40.367/42.229 lao động, đến nay có 7/7 xã đạt tiêu chí về lao động việc làm.  

Nhiều sản phẩm nông nghiệp của các Hợp tác xã trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận đạt tiêu chuẩn OCOP, có đầu ra ổn định, mang lại giá trị cao. Ảnh: Trung Chánh.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp của các Hợp tác xã trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận đạt tiêu chuẩn OCOP, có đầu ra ổn định, mang lại giá trị cao. Ảnh: Trung Chánh.

Phát triển kinh tế hợp tác, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơ giới hóa đã giúp nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Các HTX đã tham gia chương trình xây dựng cánh đồng lớn, sản xuất gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, mang lại hiệu quả cao. Từ đó, giúp cho xã viên yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm ở nông thôn. 

Nhiều HTX dịch vụ nông nghiệp đang thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các thành viên rất tốt, như HTX Vĩnh Trinh, HTX Bình Phong, HTX Bình Minh, HTX Hiểu Phát. Một số sản phẩm của các HTX đang tham gia chương trình OCOP như tôm khô của HTX Hiểu Phát, gạo Nguyên Hưng, cốm BiBo, tương chao Thanh Hương..  

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn được huyện Vĩnh Thuận xác định là nền tảng để thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM. Ảnh: Trung Chánh.

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn được huyện Vĩnh Thuận xác định là nền tảng để thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM. Ảnh: Trung Chánh.

Trong sản xuất nông nghiệp, các loại phụ phẩm như rơm rạ được nông dân tận dụng làm phân bón hữu cơ, trồng nấm, không có hiện tượng đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng hoặc vứt bừa bãi nơi công cộng, gây cản trở giao thông. Đối với bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng, huyện đã có bố trí được 100 hố thu gom, phục vụ cho diện tích khoảng 26.000 ha, sau đó thu gom và vận chuyển đi xử lý, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

Phát huy lợi thế tự nhiên, huyện Vĩnh Thuận phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế. Xây dựng diện tích nuôi thủy sản đạt trên 25.500 ha, trong đó nuôi tôm - lúa là gần 15.000 ha, nuôi thâm canh, bán thâm canh 200 ha, còn lại nuôi tôm quảng canh cải tiến, sản lượng hàng năm đạt từ 15.500 tấn trở. Tận dụng diện tích ao, mương vườn để nuôi cua, cá các loại, thu hoạch sản lượng hàng năm đạt trên 12.000 tấn, riêng cua nuôi đạt từ 1.000 - 1.200 tấn.

Tổ chức sản xuất gắn với phát triển kinh tế hợp tác

Thời gian qua, huyện Vĩnh Thuận đã tập trung tổ chức lại sản xuất, gắn với phát triển kinh tế hợp tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, toàn huyện có 17 HTX nông nghiệp đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012, với tổng số 453 thành viên, diện tích canh tác 916 ha, vốn điều lệ gần 4 tỷ đồng. Đặc biệt, nuôi tôm, cây lúa và cây khóm được xác định là cây trồng, thủy sản chủ lực của huyện nên đã được quan tâm triển khai, với nhiều mô hình hiệu quả.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp của các HTX trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận đạt tiêu chuẩn OCOP, có đầu ra ổn định, mang lại giá trị cao. Ảnh: Trung Chánh.

Nhiều sản phẩm nông nghiệp của các HTX trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận đạt tiêu chuẩn OCOP, có đầu ra ổn định, mang lại giá trị cao. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Văn Đằng, Giám đốc HTX Dịch vụ Sản xuất nông nghiệp Tiên Phong (xã Vĩnh Phong) cho biết, nhờ làm ăn tập thể mà hiệu quả sản xuất, thu nhập của xã viên ngày càng được nâng cao. Hiện Tiên Phong có 22 xã viên, với diện tích hơn 44 ha, sản xuất theo mô hình tôm - lúa.

Khoảng 8 tháng đầu năm là thời vụ nuôi tôm chính, nông dân thả nuôi tôm sú, kết hợp xen canh của biển. Khi bắt đầu vào mùa mưa, mặn giản dần thì thả nối thêm vụ tôm thẻ chân trắng nữa, vì loài tôm này có thời gian nuôi ngắn. Sau đó rửa mặn, trồng lại vụ lúa kết hợp nuôi tôm càng xanh nước ngọt.

Lúa sản xuất theo hướng hữu cơ nên được bao tiêu giá khá cao, giống lúa ST24, ST25 luôn ở mức 9.000-10.000 đồng/kg. Doanh thu từ vụ tôm chính trung bình khoảng 100 triệu đồng, vụ lúa và tôm càng xanh khoảng 50 triệu đồng nữa. Như vậy, đạt tổng doanh thu khoảng 150 triệu đồng/ha/năm, vượt xa so với chuyên canh 2 vụ lúa như trước đây.

PHÚC NGHI

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm