| Hotline: 0983.970.780

Nâng chất lượng, hình thành chuỗi là giải pháp cho nông sản miền Trung

Chủ Nhật 28/11/2021 , 10:15 (GMT+7)

Diễn đàn Kết nối tiêu thụ nông sản khu vực miền Trung là cơ hội để các bên ngồi lại, cùng bàn bạc phương thức gỡ khó và hoạch định kế sách dài lâu.

Diễn đàn Kết nối tiêu thụ nông sản khu vực miền Trung sẽ mở ra nhiều hướng đi mới. Ảnh: Việt Khánh.

Diễn đàn Kết nối tiêu thụ nông sản khu vực miền Trung sẽ mở ra nhiều hướng đi mới. Ảnh: Việt Khánh.

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) thông tin: Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2021 của Chính phủ, trên địa bàn 14 tỉnh thuộc khu vực miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) có 167.873 hộ; 49 tổ hợp tác; 1.210 hợp tác xã; 395 doanh nghiệp tham gia liên kết.

Về phát triển các chuỗi liên kết, ghi nhận có 269 chuỗi lúa gạo, 7 chuỗi cao su, 483 chuỗi rau quả, 22 chuỗi sắn và các sản phẩm từ sắn, 43 chuỗi thịt lợn, 15 chuỗi thịt và trứng gia cầm…

Từ thực tiễn dễ thấy trồng trọt tiếp tục khẳng định vị thế sản xuất chủ lực của nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng Quốc gia, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo.

Tại miền Trung, sản xuất trồng trọt đã được cơ cấu lại bằng cách chuyển đổi một phần diện tích cây trồng ở vùng không có lợi thế sang cây trồng khác, hoặc nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Tập trung mở rộng sản xuất quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao, hữu cơ, thân thiện với môi trường, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Riêng Bắc Trung Bộ vốn dĩ là khu vực chịu nhiều yếu tố bất thuận của thời tiết, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn tiến phức tạp, khó lường. Một số cây trồng chủ lực đang có xu hướng giảm dần diện tích (ngô, mía, đậu tương...), chưa kể nhiều cây trồng chủ lực khác vẫn phải xuất qua con đường tiểu ngạch. Ngoài ra, vấn đề an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, năng lực chế biến cũng ảnh hưởng không nhỏ.

Từng bước nâng tầm chất lượng sản phẩm, sớm hình thành chuỗi sản xuất quy mô là giải pháp hữu hiệu cho nông sản miền Trung. Ảnh: Võ Dũng.

Từng bước nâng tầm chất lượng sản phẩm, sớm hình thành chuỗi sản xuất quy mô là giải pháp hữu hiệu cho nông sản miền Trung. Ảnh: Võ Dũng.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Thanh Hòa - Phó cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản nêu rõ: Thời gian tới sẽ tập trung rà soát, điều chỉnh và bổ sung các văn bản nhằm khắc phục, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách. Tiếp tục triển khai phương án thu hút các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất tập trung. Khuyến khích doanh nghiệp và các HTX liên kết, phát triển theo chuỗi để xây dựng vùng hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao.

Về phía Nghệ An, tỉnh này có nhiều tiềm năng để phát triển lớn mạnh ngành nghề nông sản trong tương lai. Lúc này địa phương có gần 250 ha rau, củ sản xuất theo quy chuẩn VietGAP và nông nghiệp hữu cơ; 165 nhà lưới, nhà màng với tổng quy mô trên 27 ha, cùng với đó là hơn trăm sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu OCOP.

Thời gian qua, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều phương án, giải pháp nhằm mở rộng và tìm kiếm thị trường, tuy nhiên do tác động quá lớn của dịch Covid-19 nên tình hình tiêu thụ sản phẩm nông sản khá hạn chế: “Nghệ An mong muốn các Bộ, ban, ngành Trung ương, các đơn vị liên quan hỗ trợ, kết nối đưa nông sản vào các hệ thống phân phối, siêu thị lớn và các sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín trong, ngoài nước để tạo sự ổn định, từng bước nâng tầm giá trị sản phẩm địa phương”, ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết.

Phó Chủ tịch UBND Hoàng Nghĩa Hiếu khẳng định, Nghệ An cần sự hỗ trợ của các Bộ, ban, ngành trung ương để tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương. Ảnh: Võ Dũng.  

Phó Chủ tịch UBND Hoàng Nghĩa Hiếu khẳng định, Nghệ An cần sự hỗ trợ của các Bộ, ban, ngành trung ương để tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương. Ảnh: Võ Dũng.  

Diễn đàn Kết nối tiêu thụ nông sản khu vực miền Trung là cơ hội để các bên ngồi lại, cùng bàn bạc phương thức gỡ khó và hoạch định kế sách dài lâu. Số đông doanh nghiệp khẳng định dịch bệnh tác động nhiều mặt đời sống xã hội, góp phần khiến chi phí logistic tăng cao, kéo theo việc lưu thông hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi mỗi tỉnh thành, địa phương lại có yêu cầu khác nhau liên quan đến người và hàng hóa, chính vì thế gây nên nhiều áp lực cho họ.

Để vượt qua tâm bão đòi hỏi sự chủ động, linh hoạt trong cách vận hành, hoạt động của từng đơn vị. Đại diện nhãn gạo A An - Công ty Cổ phần lương thực A An (Công ty CP Tập đoàn Tân Long) chia sẻ, doanh nghiệp làm lúa gạo buộc phải xây dựng một hệ sinh thái bán lẻ nhằm đón kịp xu hướng tiêu dùng online, phát triển kênh phân phối rộng khắp để tiện lợi cho việc tìm kiếm và mua sắm của khách hàng; dịch vụ chăm sóc khách hàng thân thiện, giao hàng nhanh chóng, phương thức thanh toán linh hoạt; ứng dụng công nghệ để tối ưu việc quản trị chính sách bán hàng và phục vụ các kênh phân phối.

Trong năm 2020 và 2021, nhãn gạo này vẫn giữ cam kết bán đúng giá niêm yết. Có những thời điểm người dân bắt buộc phải hạn chế tối đa quá trình di chuyển và tiếp xúc đông người, đơn vị tiếp tục duy trì dịch vụ giao gạo nhanh tận nhà, miễn phí giao hàng tại khu vực TP.HCM, Hà Nội. Với những tỉnh thành khác, áp dụng miễn phí giao hàng trong khoảng cách dưới 10 km.

Thông qua Hội nghị kết nối tiêu thụ nông sản các tỉnh Miền Trung, Công ty Cổ phần lương thực A An cam kết sát cánh, đồng hành cùng các cơ quan, Sở Ngành các tỉnh thành trong cả nước vượt qua đại dịch Covid-19.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hoàng Anh Gia Lai sẽ trồng thêm 2.000ha chuối trong năm 2024

TP.HCM Bầu Đức cho biết, năm 2024 không thoái vốn, cố gắng xóa nợ và rất thận trọng trong đầu tư, tiếp tục kiên trì với 'hai cây, một con' gồm chuối, sầu riêng và heo.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất