| Hotline: 0983.970.780

Nâng tầm chất lượng và quảng bá thương hiệu, quyết lấy lại vị thế Cam Vinh

Thứ Bảy 27/11/2021 , 08:00 (GMT+7)

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định cam Vinh là sản phẩm chủ lực, muốn phát triển bền vững phải làm tốt quy trình từ đầu đến cuối, phải tập trung quảng bá hình ảnh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (ở giữa) đã trực tiếp đi kiểm tra tại một số vùng cam của Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (ở giữa) đã trực tiếp đi kiểm tra tại một số vùng cam của Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Chiều 26/11, diễn đàn “Kết nối tiêu thụ cam Vinh” gắn với hoạt động truyền thông, quảng bá theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến qua nền tảng Zoom đã được tổ chức tại TP Vinh, Nghệ An.

Ông Nguyễn Văn Hà, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản cho biết, cam Vinh là một trong những cây trồng chủ lực và là sản phẩm đặc sản của tỉnh Nghệ An. Thập niên 60 của thế kỷ trước, cây cam được trồng chủ yếu tại các nông trường Sông Con, An Ngãi, Vực Rồng (Tân Kỳ); Cờ Đỏ, Tây Hiếu, Đông Hiếu (Nghĩa Đàn); Bãi Phủ (Anh Sơn). Cam Vinh không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu thuộc khối XHCN.

Ông Nguyễn Văn Hà, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản nêu tổng quan tình hình cam Vinh. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Nguyễn Văn Hà, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản nêu tổng quan tình hình cam Vinh. Ảnh: Võ Dũng.

Những năm qua vùng trồng cam Vinh trên địa bàn Nghệ An được mở rộng không ngừng, hiện đã hình thành một số vùng sản xuất cam hàng hoá tại nhiều địa phương, điển hình như Yên Thành, Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Hợp… Lúc này tổng diện tích trồng cam của tỉnh là 4.735 ha, sản lượng thu hoạch năm 2021 ước đạt 60.000 tấn.

Cam Vinh từ lâu là đặc sản trứ danh của Nghệ An, dù vậy có thời điểm một số tỉnh cũng chủ trương phát triển giống cam này với nhiều tên gọi khác như xã Đoài lòng vàng, V2, Vân Du. Mạnh ai nấy làm, kết hợp với công tác kiểm soát chưa đến nơi đến chốn tức thì dẫn đến tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Hậu quả người trồng cam Vinh “xịn” ngậm trái đắng, kéo theo quyền lợi của đại bộ phận người tiêu dùng bị ảnh hưởng, số đông như lạc vào mê hồn trận chẳng biết đường nào mà lần.

Cam Vinh là thương hiệu trứ danh của Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Cam Vinh là thương hiệu trứ danh của Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Nhận thấy “vốn quý” sẽ bị “bào mòn” nếu vẫn duy trì tâm lý thả lỏng, dưới sự định hướng của Trung ương, Bộ NN-PTNT, tỉnh Nghệ An đã có những chỉ đạo mang tính sát sườn đến các đơn vị chuyên ngành để cùng gắng sức chung tay, hòng sớm đưa cây cam sớm trở lại vị thế hoàng kim vốn có.

Xuyên suốt quá trình thực hiện, Sở NN-PTNT đã thể hiện được vai trò đầu tàu của mình. Xác định chất lượng đóng vai trò tiên quyết, đơn vị đã tăng cường triển khai các biện pháp quản lý trong toàn ngành nói chung và cây cam nói riêng.

Kiên trì gỡ khó từng bước một, đến nay tín hiệu chung thực sự khả quan. Qua khảo sát, phần lớn diện tích cam Vinh trồng tại Nghệ An đều được các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành (cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, ký cam kết an toàn thực phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt...), đồng thời có phương án hỗ trợ chứng nhận vùng trồng, hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc.

Để thương hiệu Cam Vinh không bị 'bào mòn', ngành nông nghiệp Nghệ An phái xây dựng lộ trình bài bản, dài hơi. Ảnh: Võ Dũng.

Để thương hiệu Cam Vinh không bị "bào mòn", ngành nông nghiệp Nghệ An phái xây dựng lộ trình bài bản, dài hơi. Ảnh: Võ Dũng.

Muốn nâng tầm về mọi mặt đòi hỏi phải “làm thật”, phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, phải có trách nhiệm, có ý thức nâng niu dòng sản phẩm của chính mình. Cách nghĩ đó kết hợp với khái niệm “chất hơn lượng”, cứ thế nhiều mô hình trồng cam ứng dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP) đã được mọc lên.

Nhà nước định hướng, doanh nghiệp, tổ chức, cá thể thực thi, tất cả cùng vẽ nên một bức tranh với nhiều nét tươi mới. Vô cùng phấn chấn khi tận mắt chứng kiến những vùng cam mang thương hiệu VietGAP, GlobalGAP (HTX Nông nghiệp Thanh Đức 18ha; vùng cam VietGAP của HTX Nông nghiệp Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn diện 25 ha; HTX Đồng Thành, huyện Yên Thành 40 ha…) ăn nên làm ra, nông dân cười hớn hở sau những tháng ngày nỗ lực không ngơi nghỉ.

Hội nghị lần này là cơ hội để giao lưu, trao đổi và mở ra hi vọng để đưa cam Vinh trở lại với vị thế vốn có. Ảnh: Việt Khánh

Hội nghị lần này là cơ hội để giao lưu, trao đổi và mở ra hi vọng để đưa cam Vinh trở lại với vị thế vốn có. Ảnh: Việt Khánh

Dẫu rằng quy mô áp dụng hữu cơ chưa quá nhiều nhưng thành công bước đầu chính là chất xúc tác cần thiết giúp người trồng thêm phần vững tâm, sẵn sàng thay đổi tư duy từ sản truyền thống sang áp dụng sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

Cam Vinh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00012 ngày 31/5/2007. Ngày 16/10/2019, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 5004/QĐ-SHTT về việc sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, qua đó bổ sung giống cam V2 và mở rộng từ 12 xã thuộc 5 huyện lên 73 xã thuộc 11 huyện, gồm Yên Thành, Nam Đàn, Nghi Lộc, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Thái Hòa, Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông.

Phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh ghi nhận và đánh giá cao các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Nghệ An, đặc biệt là cam Vinh. Trên thực tế Bộ NN-PTNT cũng xác định cam là nông sản chủ lực nên đã quyết liệt chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường đầu tư để hướng đến phát triển bền vững, có chiều sâu.  

Về phía Nghệ An, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh phải tập trung làm tốt các khâu, từ chuẩn bị giống má, vật tư đến quá trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ. Trong điều kiện thị trường bị tác động không nhỏ do đại dịch Covid - 19 càng phải đẩy mạnh liên kết, áp dụng khoa học công nghệ, đưa sản phẩm cam lên các sàn thương mại điện tử, các kênh online. Dù là sản phẩm chủ lực nhưng không nên phát triển “nóng”, tăng diện tích ồ ạt, nhất là những vùng trồng không phù hợp. Thay vào đó cần tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và quảng bá thương hiệu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, ông Hoàng Nghĩa Hiếu tin rằng, với định hướng của Trung ương, của Bộ NN-PTNT và sự nhập cuộc của các bên thương hiệu cam Vinh sẽ ngày càng vang xa. Ảnh: Võ Dũng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, ông Hoàng Nghĩa Hiếu tin rằng, với định hướng của Trung ương, của Bộ NN-PTNT và sự nhập cuộc của các bên thương hiệu cam Vinh sẽ ngày càng vang xa. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An khẳng định “Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản” là dịp để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, các đặc sản của địa phương, từ đó phát huy những tiềm năng, lợi thế cũng như khắc phục các vấn đề tồn tại.

Nghệ An mong muốn các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh bạn và các doanh nghiệp, nhà phân phối, sàn thương mại điện tử và người tiêu dùng trên cả nước tiếp tục đồng hành, quan tâm để thương hiệu cam Vinh ngày càng vang xa.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất