| Hotline: 0983.970.780

Nâng tầm thương hiệu hoa Mê Linh

Thứ Tư 30/11/2016 , 15:05 (GMT+7)

So với cây lúa truyền thống, giá trị của cây hoa, rau gấp 8 - 9 lần, có hộ đã gấp 10 - 15 lần. Đây cũng là hướng phát triển bền vững của nông nghiệp huyện Mê Linh (Hà Nội) trong thời gian tới.

09-12-04_homelinh-1
Đại diện ban cố vấn tại buổi tọa đàm
 

Vừa qua, Sở NN-PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức buổi tọa đàm giữa các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và người sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ hoa, cây cảnh.

Từ nhiều năm nay, thôn Thường Lệ, xã Đại Thịnh (Mê Linh) trở thành “vựa hoa” lớn của cả Hà Nội cũng như các tỉnh phía Bắc. Tại buổi tọa đàm, ông Đào Việt Dũng, nông dân thôn Thường Lệ chia sẻ, hầu hết bà con trong thôn đều sản xuất nông nghiệp, trong đó hoa, cây cảnh được xác định là hướng đi chủ lực.

Một nông dân khác đến từ xã Đại Thịnh hồ hởi: “Việc trồng rau, hoa... đã mang lại cho chúng tôi nguồn thu nhập đáng kể. So với cây lúa truyền thống, giá trị cây rau, hoa gấp đến 8 - 9 lần, hộ chăm sóc tốt, hiệu quả kinh tế cao gấp đến 10 - 15 lần”.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh vui mừng khi nhắc tới nhiều nông dân tại địa phương này đã lựa chọn việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng truyền thống sang các loại hoa, rau đem lại hiệu quả và năng suất cao hơn.

Theo bà Hà, vài năm trở lại đây, trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng chuyên canh lớn. Điển hình là vùng chuyên canh hoa rộng tới 200ha tại xã Mê Linh, 90ha rau, hoa tại xã Đại Thịnh hay 107ha tại xã Văn Khê. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được nông dân ứng dụng vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng như trồng hoa trong nhà lưới, nhà màng, sử dụng phân hữu cơ, đặc biệt là dùng đậu tương ngâm để tăng độ bền của cây và bông hoa...

“Hiện lợi nhuận từ trồng hoa hồng lên tới 300 - 350 triệu đồng/ha/năm, hoa cúc là 400 - 450 triệu đồng/ha/năm”, bà Hà nhấn mạnh.

Cũng nhờ chọn hướng đi đúng đắn, mỗi năm, Mê Linh cung cấp hàng triệu cành hoa các loại cho người tiêu dùng ở thủ đô Hà Nội và khắp các vùng miền của đất nước. Không những thế, nghề trồng hoa ở đây đã tạo được thương hiệu riêng của mình khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Lào, Thái Lan... mặc dù tỷ trọng xuất khẩu chưa cao.

09-12-04_homelinh-2
Trồng hoa là hướng đi bền vững của huyện Mê Linh
 

Đại diện Phòng Kinh tế huyện Mê Linh thẳng thắn thừa nhận một loạt những khó khăn, thách thức đang được đặt ra hiện nay như: Các hộ chưa có quy trình sản xuất hoa theo hướng chuyên môn hóa mà chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm, quan sát và học hỏi lẫn nhau. Hơn nữa, người nông dân vẫn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, việc sản xuất phụ thuộc vào nhiều thời tiết nên chất lượng sản phẩm chưa ổn định. Ngoài ra, khâu bảo quản hoa sau cắt còn hạn chế (đạt khoảng 40 - 50%). Đối với khâu tiêu thụ sản phẩm thì không ổn định, giá cả bấp bênh phụ thuộc vào thị trường, chủ yếu là người sản xuất tự sản, tự tiêu chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp.

Ông Đào Việt Dũng, đại diện các hộ nông dân đến từ thôn Thường Lệ hết sức băn khoăn trước bài toàn tìm đầu ra cho sản phẩm trồng được. Ông Dũng chia sẻ, hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm chưa được đảm bảo, đầu ra phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.

“Có những thời điểm, rau, hoa bán rẻ như cho tại ruộng nhưng khi vào siêu thị thì giá lại tăng vọt. Người dân phải qua quá nhiều trung gian nên bị ép giá ở mức thấp nhất. Lợi ích hoàn toàn nằm trong tay nhà buôn và thương lái”, ông Dũng nói.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà khẳng định, mục tiêu huyện hướng tới là xây dựng nhãn hiệu tập thể hoa Mê Linh để giúp người dân thuận lợi trong tiêu thụ, nâng cao giá trị kinh tế và yên tâm phát triển sản xuất. Mê Linh cũng sẽ xây dựng riêng một chợ đầu mối hoa và nông sản cấp vùng để tạo thuận tiện cho việc tiêu thụ, giao thương của bà con.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất