| Hotline: 0983.970.780

Nắng trên đầu, nước dưới chân

Thứ Bảy 09/11/2013 , 19:54 (GMT+7)

Ngày 9/11, tại tỉnh TT- Huế buổi sáng có nắng nhẹ, tuy nhiên nhiều vùng thấp trũng ở các huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà… nước vẫn ngập, chia cắt nhiều nơi.

Ngày 9/11, tại tỉnh TT- Huế buổi sáng có nắng nhẹ, tuy nhiên nhiều vùng thấp trũng ở các huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà… nước vẫn ngập, chia cắt nhiều nơi.

Các tuyến tỉnh lộ đi về các huyện nhiều nơi vẫn bị ngập sâu, người dân phải vận chuyển đồ đạc, vừa chống bão, vừa chống lũ.

Tại huyện Quảng Điền, các địa phương thấp trũng như Quảng Tho, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước từ hôm qua đến sáng 9/11, nước ngấp nghé nhà dân. Các vùng giáp phá, giáp sông như thôn Mai Dương, Khuôn Phò (xã quảng Phước), thôn Hạ Lang (xã Quảng Phú), thị trấn Sịa bị ngập sâu từ 0,5-1m.

Ông Hoàng Vọng- Phó phòng NN&PTNT, thường trực BCH PCKB huyện Quảng Điền cho biết: “Toàn huyện có gần 550 nhà bị ngập, 305 ha hoa màu bị thiệt hại do nước lũ dâng nhanh tập trung ở các xã Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng Vinh và thị trấn Sịa. Huyện đã chỉ đạo các đơn vị địa phương tuyên truyền người dân không được chủ quan kể cả trong và sau bão lũ. Đồng thời tổ chức tuần tra và triển khai phương án hồ hưa nước trên địa bàn. Địa phương vừa chống lũ, nay lại tiếp tục chống bão sắp vào nên khó khăn chồng chất khó khăn.”

Ở các địa phương là vùng xung yếu giáp biển của huyện Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà cũng đang tích cực phòng chống bão. Người dân tiến hành chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền chắc chắn để chuẩn bị đón bão.

Tại thành phố Huế và các địa phương, người dân đang đổ xô đi mua hàng, thực phẩm dự trữ. Ghi nhận của chúng tôi, tại cây xăng trên đường Tăng Bạt Hổ (TP. Huế), người dân chen chúc tay xách can nhựa, mua xăng dầu dự trữ chạy máy phát điện, thắp sáng phòng khi mất điện.

Trưa 9/11, một chiếc xà lan lớn của công ty trục vớt Bến Lức tỉnh Long An, đang trục vớt tàu Onnekas One (Malaysia) bị nạn và mắc cạn ở bờ biển tỉnh TT-Huế đang trên đường vào bờ tránh trú bão Haiyan, tuy nhiên do cửa biển Thuận An nước chảy mạnh và sóng biển lớn nên không thể vào cửa được.

Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh TT- Huế đã cử lực lượng đưa 9 thuyền viên trên xà lan vào bờ an toàn. Thượng tá Lê Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh TT- Huế cho biết: “Hiện các thuyền viên đã được đưa vào bờ an toàn. Dự kiến sẽ tổ chức đánh chìm xà lan, sau bão sẽ trục vớt sau.”

Đối với tàu Tiến Đạt 09 đang mắc cạn tại bờ biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh TT- Huế đã cử lực lượng để hút 9 nghìn lít dầu DO trên tàu đưa vào bờ đề phòng sự cố chìm tàu và tràn dầu. Còn chiếc tàu do sóng lớn nên không thể lai dắt vào bờ được nên phải neo đậu tại chỗ.

Trong ngày hôm nay, các địa phương ở tỉnh TT- Huế sẽ sơ tán, di dời hơn 29 nghìn hộ dân với hơn 113 nghìn nhân khẩu. Trong đó, có 11 ngàn hộ với hơn 50 ngàn nhân khâu ở các vùng xung yếu, vùng sạt lở, ngập lũ. Công tác sơi tán di dời hoàn thành trước 19 giờ.


Nhiều tuyến tỉnh lộ ở thị xã Hương Trà, huyện Quảng Điền vẫn bị ngập sâu, chia cắt



Người dân đi lại bằng thuyền


Mùa lũ về cũng mang theo tôm cá, hình thành những chợ tự phát bên đường, người dân tranh thủ mua dự trữ lương thực tránh bão


Trường học ở Quảng Vinh ngập sâu





Người dân Phú Lộc neo đậu tàu thuyền, chuẩn bị “đón” siêu bão


Vùng xung yếu, sạt lở đe dọa ở huyện Phú Vang

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm