| Hotline: 0983.970.780

"Nạp" kiến thức cho nông dân

Thứ Năm 16/02/2012 , 10:08 (GMT+7)

Thông qua các lớp bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề, nông dân tỉnh Vĩnh Phúc đã thay đổi được nhận thức, cách nghĩ, cách làm; SX hiệu quả, đời sống được nâng lên.

Một lớp đào tạo nghề cho nông dân tại Vĩnh Phúc

Thông qua các lớp bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề, nông dân tỉnh Vĩnh Phúc đã thay đổi được nhận thức, cách nghĩ, cách làm; SX hiệu quả, đời sống được nâng lên.

Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân (tỉnh Vĩnh Phúc) đã mở nhiều lớp dạy nghề hiệu quả cho nông dân trong tỉnh. Năm 2011, TT đã mở được 50 lớp bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh. Dự kiến trong năm nay, TT sẽ tăng cường đào tạo khoảng 150 lớp...

Theo ông Đường Văn Toán, giám đốc TT: Với phương châm “Bồi dưỡng kiến thức không phải là việc mang cho nông dân con cá, cũng không phải mang cho họ cái cần câu, mà là việc chỉ cho nông dân nơi có cần câu để họ tìm đến”, vì vậy mục đích của việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nông dân là giúp họ thay đổi cách nghĩ, cách làm. Từ đó nâng cao hiệu quả SX, giá trị ngày công lao động. Đồng thời giúp họ hiểu rõ về các chủ trương, chính sách; xác định được hướng đi mới trong SX nông nghiệp...

Cách đây 2 năm, anh Trương Minh Thành (thôn Nghệ Oản, xã Ngọc Mỹ, Lập Thạch) được tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho người dân. Sau khi được tư vấn các kiến thức nông nghiệp và học một số buổi thực hành ngắn hạn, anh đã mạnh dạn vay vốn mở trang trại nuôi lợn. Tuy trang trại chăn nuôi còn nhỏ, nhưng anh đã cố gắng tiếp thu TBKT, "vượt qua chính mình" để vươn lên làm giàu.

“Trước đây gia đình tôi làm ruộng, cuộc sống rất khó khăn. Nhờ có lớp bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân tôi đã học hỏi được rất nhiều về cách làm giàu, cách nghĩ. Đến nay tôi đã phát triển trang trại lợn lên đến gần trăm con nái ngoại, thu lãi từ 60- 70 triệu đồng/năm”, anh Thành cho biết.

Cũng như anh Thành, anh Phạm Văn Hải (thôn Tân Cương, xã Ngọc Mỹ, Lập Thạch) chủ trang trại lợn quy mô rộng gần 1 ha, đã xuất hàng trăm con lợn/năm. Anh chia sẻ: “Nhờ có lớp bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân mà tôi đã có kiến thức về SX, kiến thức về thị trường nên việc tiêu thụ lợn không mấy khó khăn”.

Ông Nguyễn Văn Thống, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngọc Mỹ cho biết, người dân xã Ngọc Mỹ chủ yếu sống vào SX nông nghiệp. Nhờ học lớp đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi của TT Bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề, họ đã biết cách làm ăn, tự chủ về SXKD; hàng chục hộ thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu.

Theo ông Đường Văn Toán, ngoài việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho nông dân, TT còn tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Thông qua các nội dung bài giảng, giúp nông dân hiểu NTM là gì, vì sao phải xây dựng NTM, để từ đó họ hăng hái thi đua, góp sức xây dựng NTM.

"Vĩnh Phúc là một trong số ít địa phương thành lập TT Bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân. Khi triển khai dạy nghề, chúng tôi vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Đối tượng học viên là nông dân, trình độ nhận thức, độ tuổi khác nhau ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức được học.

Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên phải áp dụng mỗi bài giảng sao cho phù hợp với từng vùng, địa phương. Không chỉ đào tạo nông dân về kiến thức SX mà phải cập nhật cho họ về đầu ra sản phẩm, giá cả nông sản thị trường. Giúp họ hiểu SX ra để bán thu lãi, chứ không phải tự cấp, tự túc", ông Toán nói.

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Cương quyết không để tàu cá vươn khơi khi chưa đủ điều kiện

Bà Rịa - Vũng Tàu Bộ đội biên phòng tỉnh đang tăng cường các biện pháp mạnh tay với những trường hợp tàu cá không đủ điều kiện vươn khơi, nhằm gỡ thẻ vàng IUU trước 'giờ G' sắp điểm.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.