| Hotline: 0983.970.780

Nét đẹp tâm linh dân tộc góp phần tái tạo, bảo tồn nguồn lợi thủy sản

Thứ Tư 30/03/2022 , 13:50 (GMT+7)

Bên cạnh việc góp phần tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, việc phóng sinh các loại thủy sản còn duy trì nét đẹp tâm linh của dân tộc Việt Nam.

Hội nghị triển khai thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổng cục Thủy sản và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong lĩnh vực phóng sinh, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hội nghị triển khai thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổng cục Thủy sản và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong lĩnh vực phóng sinh, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nét văn hóa tâm linh của người Việt

Ngày 29/3, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai đơn vị trong lĩnh vực phóng sinh, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2021 - 2025.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản từ lâu đã được các địa phương trong cả nước quan tâm, chỉ đạo và tổ chức thực hiện trên phạm vi cả nước và được triển khai đồng bộ, tập trung vào ngày 1/4 - ngày truyền thống ngành thủy sản.

Theo đó, hoạt động đã góp phần quan trọng trong việc khôi phục lại nguồn lợi thủy sản, gia tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, đặc biệt là phục hồi và tái tạo lại các loài thủy sản quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh hoạt động thả giống tái tạo của các đơn vị chuyên môn, hoạt động thả giống các loài thủy sản đã được người dân thực hiện dưới hình thức phóng sinh các loài thủy sản.

Ông Trần Đình Luân đánh giá cao hoạt động phóng sinh vừa là nét văn hóa tâm linh bao đời của người Việt, vừa góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Trần Đình Luân đánh giá cao hoạt động phóng sinh vừa là nét văn hóa tâm linh bao đời của người Việt, vừa góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Hoạt động này là một nét văn hóa tâm linh từ bao đời của người Việt, biểu hiện rõ nhất là tục phóng sinh loài cá chép vào ngày 23/12 âm lịch sau lễ ông Công, ông Táo; ngày lễ Vu Lan rằm tháng 7 âm lịch và các ngày lễ lớn của Phật giáo hằng năm. Những năm gần đây, hoạt động thả giống phóng sinh do các tổ chức, cá nhân thực hiện diễn ra thường xuyên với số lượng và quy mô phóng sinh các loài thủy sản rất lớn”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết.

Để hoạt động phóng sinh thực sự có ý nghĩa về mặt công đức cũng như hiệu quả về tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường trong phạm vi toàn quốc, Tổng cục Thủy sản và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xây dựng và ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Bản ghi nhớ hợp tác này đã được triển khai trong giai đoạn 2017 - 2020.

“Sau hơn 4 năm triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, Bản ghi nhớ đã đạt được những kết quả rất tích cực, đóng góp chung vào công cuộc tái tạo, phục hồi nguồn lợi thủy sản với hàng trăm triệu con giống các loài thủy sản, bảo gồm cả loài nguy cấp, quý, hiếm, loài có giá trị cao về kinh tế và khoa học đã được phóng sinh, thả tái tạo vào các thủy vực tự nhiên.

Hoạt động phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản đã được thực hiện một cách có định hướng cả về nội dung và kỹ thuật, có sự hưởng ứng tích cực, đóng góp nguồn lực của đông đảo người dân, tăng ni, phật tử, tạo được sự lan tỏa trong toàn xã hội”, Tổng cục trưởng Trần Đình Luân đánh giá.

Các chư tăng, phật tử chùa Đức Quang (TP. HCM) thả cá phóng sinh nhân mùa Vu Lan báo hiếu ngày 9/9/2020. Ảnh: Phatgiao.org.vn.

Các chư tăng, phật tử chùa Đức Quang (TP. HCM) thả cá phóng sinh nhân mùa Vu Lan báo hiếu ngày 9/9/2020. Ảnh: Phatgiao.org.vn.

Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua và tăng cường hợp tác giữa hai bên, ngày 20/12/2021 vừa qua, Tổng cục Thủy sản và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục ký Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phóng sinh, tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản giai đoạn năm 2021 - 2025.

Theo đó, hai đơn vị sẽ triển khai một cách tích cực, có hiệu quả bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2021 - 2025 nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và huy động nguồn lực của tăng ni, phật tử và người dân trong hoạt động phóng sinh tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ môi trường sống của loài thủy sản và bảo vệ đa dạng sinh học.

Đồng thời, ngăn chặn, giảm thiểu sự phát tán những loài thủy sản ngoại lai xâm hại, có nguy cơ xâm hại ra môi trường; hướng dẫn tăng ni, phật tử, người dân phóng sinh những loài thủy sản bản địa nguy cấp, quý, hiếm, hữu ích cho môi trường sinh thái và đời sống xã hội.

Phóng sinh gần 130 triệu con giống thủy sản trong 4 năm

Theo báo cáo của Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), đến nay đã có 43/63 tỉnh, thành phố triển khai ký kết bản ghi nhớ hợp tác và kế hoạch phối hợp thực hiện giữa cơ quan quản lý thủy sản tại địa phương với Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh.

Phòng tục 'thả cá chép về trời' vào ngày 23/12 âm lịch sau lễ ông Công, ông Táo. Ảnh: Genk.

Phòng tục "thả cá chép về trời" vào ngày 23/12 âm lịch sau lễ ông Công, ông Táo. Ảnh: Genk.

Nội dung ký kết, phối hợp thực hiện giữa hai bên tập trung chủ yếu vào 2 hoạt động chính là phối hợp thả phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản và tuyên truyền về ý nghĩa của hoạt động phóng sinh các giống loài thủy sản, ý thức, trách nhiệm của các tăng ni, phật tử đối với công tác phóng sinh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Trong giai đoạn năm 2017 - 2020, hai đơn vị đã phối hợp tổ chức được gần 200 buổi lễ thả giống phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tổng số lượng giống thủy sản đã được thả phóng sinh đạt khoảng 192 tấn và 127 triệu con giống thủy sản các loại, trong đó có nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm và nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế.

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, việc ký kết, phối hợp trong hoạt động phóng sinh giữa Tổng cục Thủy sản và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam là hoạt động sáng tạo để vừa gìn giữ truyền thống phóng sinh thu phúc trong cộng đồng, vừa góp phần tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến đông đảo phật tử và người dân về phong trào phóng sinh để tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến đông đảo phật tử và người dân về phong trào phóng sinh để tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Thời gian tới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục sẽ chỉ đạo cho Ban Thông tin Truyền thông cũng như Ban Trị sự của Giáo hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến đông đảo phật tử và người dân nhằm lan tỏa rộng rãi lợi ích, hiệu quả của việc phóng sinh, tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.

“Hoạt động phóng sinh đã góp phần không nhỏ bổ sung nguồn lợi thủy sản vào các thủy vực tự nhiên, khôi phục lại quần đàn các loài cá có giá trị kinh tế, khoa học. Tuy nhiên, hoạt động này cũng nảy sinh nhiều bất cập như phóng sinh với đối tượng không chọn lọc, bao gồm cả cá cảnh các giống nhập nội chưa được khảo nghiệm, hay những loài ngoại lai xâm hại như rùa tai đỏ khiến các loài thuỷ sinh ngoại lai đã phát triển lấn át, gây tác động xấu các loài thủy sản bản địa”, ông Trần Đình Luân cho hay.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm