| Hotline: 0983.970.780

Phóng sinh 10.000 con cá tầm xuống sông Dương Tử

Chủ Nhật 11/04/2021 , 10:17 (GMT+7)

Khoảng 10.000 con cá tầm Trung Quốc, tổng trọng lượng hơn 10 tấn đã rời khỏi môi trường nuôi nhốt về sông Dương Tử với hy vọng có thể sinh sản sau mười năm.

Lô cá tầm đầu tiên sau hai năm được thả xuống sông Dương Tử để bảo tồn loài. Ảnh: GlobalTimes

Lô cá tầm đầu tiên sau hai năm được thả xuống sông Dương Tử để bảo tồn loài. Ảnh: GlobalTimes

Đây là đợt phóng sinh cá tầm Trung Quốc lần thứ 64 do tập đoàn Tam Hiệp thực hiện kể từ năm 1984 và là đợt thả đầu tiên kể từ khi tỉnh Hồ Bắc phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Theo giới chức Trung Quốc, năm 2021 là năm đầu tiên lệnh cấm đánh bắt cá kéo dài 10 năm sẽ được áp dụng ở các vùng nước chính của sông Dương Tử, và cũng là năm đầu tiên Luật Bảo vệ sông Dương Tử có hiệu lực.

Hoạt động bảo tồn nguồn lợi thủy sản cá tầm Trung Quốc là một sáng kiến ​​quan trọng của Dự án Đập Tam Hiệp nhằm tiếp tục vận hành và bảo vệ dòng sông trong tương lai. 

Qua nhiều năm thăm dò, nhóm nghiên cứu của tập đoàn Tam Hiệp đã không ngừng tối ưu hóa việc giám sát và bảo vệ các loài thủy sản trong khu vực Hồ chứa Tam Hiệp.

"Lễ phóng sinh cá tầm Trung Quốc hôm 10/4 thể hiện tình yêu môi trường và theo đuổi sự phát triển bền vững. Vì vậy, tôi tôn trọng tất cả các bạn và tôi rất vui được tham gia vào thời khắc lịch sử này", Moin ul Haque, Đại sứ Pakistan tại Trung Quốc cho biết khi tham dự sự kiện.

Cá tầm Trung Quốc được ví là 'gầu trúc dưới nước' vì mức độ quan trọng của loài thủy sản bản địa trên sông Dương Tử. Ảnh: ChinaNews

Cá tầm Trung Quốc được ví là "gầu trúc dưới nước" vì mức độ quan trọng của loài thủy sản bản địa trên sông Dương Tử. Ảnh: ChinaNews

Zheng Yun, một y tá tại Bệnh viện Nhân dân số 1- tỉnh Hồ Bắc nói: "Đối với người dân Nghi Xương, cá tầm Trung Quốc là người bạn lâu đời nhất. Tôi rất xúc động khi chứng kiến ​​sự kiện sôi động này sau khi tỉnh và đất nước của chúng tôi chống chọi với thử thách của dịch bệnh".

Theo tập đoàn Tam Hiệp, hơn 10 ngàn con con cá tầm Trung Quốc được thả xuống sông Dương Tử lần này đều đạt 5 năm tuổi trở lên, đây là độ tuổi hoàn hảo nhất trong lịch sử phóng sinh, con cá tầm già nhất sinh năm 2009 hiện đã đạt chiều dài hơn hai mét.

Cá tầm Trung Quốc vẫn thường được gọi là "gấu trúc dưới nước", là loài thủy sinh hàng đầu ở sông Dương Tử. Tuy nhiên do nạn đánh bắt quá mức, lưu lượng tàu bè dày đặc và ô nhiễm nguồn nước trong những năm qua đã khiến loài này đang trên đà tuyệt chủng.

Trung Quốc đã cấm đánh bắt cá tầm vì mục đích thương mại vào năm 1983, và đến năm 1988, nó đã được liệt kê là loài động vật hoang dã được bảo vệ trọng điểm cấp quốc gia. Năm 2010, cá tầm Trung Quốc được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế nâng cấp lên mức Cực kỳ nguy cấp. 

Jiang Wei, một kỹ sư cấp cao tại Viện nghiên cứu cá tầm Trung Quốc cho rằng: “Việc nhân giống cá tầm và thả ra môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn lợi quần thể và hiện thực hóa sự sinh sản bền vững của cá tầm Trung Quốc”. Ông Jiang lưu ý rằng, việc tối ưu hóa các chiến lược phóng sinh cùng với các phương tiện kỹ thuật theo dõi và giám sát hiện đại đã trở thành nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay.

Đến nay tập đoàn Tam Hiệp đã thả hơn 5,03 triệu con cá tầm Trung Quốc vào sông Dương Tử, thông qua việc cải tiến liên tục các kỹ thuật sinh sản nhân tạo. Viện Nghiên cứu Cá tầm Trung Quốc cũng đã cải thiện hệ thống giám sát và cứu hộ để hiểu sâu hơn về mô hình di cư và phân bố môi trường sống của cá tầm Trung Quốc. Điều này bao gồm việc điều chỉnh tỷ lệ cá tầm đực và cá tầm cái được thả, nhằm giảm sự thất thoát tài nguyên tự nhiên của cá tầm Trung Quốc.

Thống kê từ tập đoàn Tam Hiệp cho thấy, tỷ lệ cá tầm Trung Quốc được thả từ Nghi Xương sau đó bơi ra biển đã tăng từ 30% lên 50% trong giai đoạn trước đây lên 73% vào năm 2019.

Cận cảnh những con cá tầm Trung Quốc vừa được thả xuống sông Dương Tử hôm 10/4. Ảnh: Chinanews

Cận cảnh những con cá tầm Trung Quốc vừa được thả xuống sông Dương Tử hôm 10/4. Ảnh: Chinanews

Sau khi cá tầm Trung Quốc được thả vào sông Dương Tử, các nhà nghiên cứu đã theo dõi nó thông qua nhiều phương pháp cài chip định vị và gắn thẻ cùng với sự trợ giúp của thiết bị giám sát sonar âm tần dưới nước, bao phủ gần 1.800 km ở khu vực trung và hạ lưu sông Dương Tử.

"Lần đầu tiên trong năm nay, chúng tôi sẽ theo dõi quỹ đạo di chuyển của cá tầm được phóng sinh sau khi nó xuống biển thông qua công nghệ vệ tinh viễn thám, nhằm đánh giá rõ hơn tình trạng sống sót của cá tầm ngoài tự nhiên", ông Du Hejun, người đứng đầu Bộ phận Công nghệ Bảo tồn Loài tại Viện Nghiên cứu Cá tầm Trung Quốc, cho biết.

Nhà nghiên cứu Jiang Wei nói: “Vào năm 2015, chúng tôi đã tìm thấy trứng cá tầm Trung Quốc hoang dã ở đoạn sông Nghi Xương của sông Dương Tử. Chúng tôi đang chờ đợi tin tốt lành.

(Chinadaily)

Xem thêm
Thái Nguyên: Hệ thống ao hồ nuôi thủy sản khôi phục an toàn sau mưa lũ

Đến nay, hệ thống ao hồ nuôi thủy sản tại Thái Nguyên đã được khôi phục an toàn sau mưa lũ và không ghi nhận xuất hiện dịch bệnh sau thiên tai.

Ngư dân Cù Lao Xanh sống tốt nhờ chuyển đổi nghề

BÌNH ĐỊNH Sau khi những nghề truyền thống không còn hiệu quả, ngư dân Cù Lao Xanh (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) chuyển sang các nghề khai thác hải sản khác cho thu nhập cao…

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Quảng Bình chậm hỗ trợ xử lý mất kết nối

Đã có hàng trăm lá đơn của ngư dân đề nghị gửi các cơ quan chức năng để xin được hỗ trợ xử lý việc mất kết nối thiết bị giám sát hành trình…