| Hotline: 0983.970.780

Newbem 750WP - 'khắc tinh' mới của bệnh đạo ôn

Thứ Tư 15/05/2019 , 13:41 (GMT+7)

Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), đạo ôn là dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm, tuy nhiên, hoàn toàn có thể ngăn chặn nếu phun thuốc đúng quy trình, đúng thời điểm, đặc biệt là chọn đúng thuốc. Theo đó, Newbem 750WP được xem là “vũ khí” mới giúp nhà nông bảo vệ lúa tối ưu và tăng sản lượng mùa màng.

Dạng bệnh nguy hiểm, khó dự báo

Theo báo cáo mới nhất từ Cục BVTV, trong quý I/2019, diện tích nhiễm bệnh đạo ôn hại lá trên toàn quốc là 12.813 ha, nhiễm nặng 694 ha, mất trắng 13,7 ha. Diện tích phòng trừ 3.376 ha, phân bố chủ yếu tại các tỉnh ĐBSCL và Bắc Trung bộ. Trong khi đó, diện tích nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông chiếm khoảng 2.024 ha, tập trung các tỉnh phía Nam.

Bệnh đạo ôn là dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm trên lúa.

Giám đốc Trung tâm BVTV phía Bắc Trần Quyết Tâm cho biết, trước đây bệnh đạo ôn chỉ xuất hiện trong vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, vài năm gần đây, đạo ôn tấn công sang cả vụ Hè Thu, Thu Đông, gây khó khăn cho sản xuất và làm tăng thêm chi phí cho người trồng lúa.

Mặt khác, bà con nông dân đang tập trung gieo trồng các loại giống đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như J02, BC15, TBR225, Bắc thơm 7, Thiên ưu 8... những giống này có đặc tính là dễ nhiễm hoặc kháng yếu với bệnh đạo ôn, nếu gặp thời tiết kém và ruộng bón thừa đạm thì bệnh có thể huỷ diệt cả ruộng lúa chỉ trong vài ngày.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng cục BVTV, Bộ NN&PTNT chia sẻ, nếu vụ trước đã bị nhiễm đạo ôn thì vụ sau là phải kiểm tra và theo dõi. Đến lúc lúa trổ được 35%, đặc biệt là khi trà lúa đã chuyển sang thời kỳ ngậm sữa nhưng điều kiện thời tiết vẫn âm u kéo dài thì vẫn phải phun thuốc phòng trừ bệnh. Đặc biệt là nên phun những loại thuốc BVTV được Bộ NN&PTNT khuyên sử dụng.
 

Newbem 750 thế hệ mới, phòng trị kép và tối ưu chi phí

Với 40 loại chủng nấm và lây lan khắp 80 quốc gia trồng lúa nước, bệnh đạo ôn trở thành nỗi ám ảnh của bà con nông dân. Bệnh có thể gây hại nhiều bộ phận phía trên mặt đất của cây lúa từ lá, đốt thân, cổ bông đến gié lúa, hạt lúa… khiến bà con không kịp trở tay.

Newbem 750WP vừa có tác dụng trị đạo ôn vừa thân thiện với môi trường, phân giải hoàn toàn trong đất, an toàn cho các loài động vật thủy sinh và không gây bệnh mãn tính cho người sử dụng.

Hiện nay trên thị trường rất đa dạng thuốc chống đạo ôn, đặc biệt trong đó là Newbem 750WP. Được sản xuất theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ nên có tính lưu dẫn cao, ngoài công dụng kép là phòng và trị bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, Newbem 750WP còn có tác dụng làm lúa xanh tốt hơn, lá đòng xanh bền hơn, giúp cây lúa hấp thu nhiều dinh dưỡng, làm tăng trọng lượng hạt, hạt lúa sáng chắc, ít bị gãy nát khi xay xát và không ảnh hưởng đến bông lúa nếu có tăng liều

Điểm mạnh khác của Newbem 750WP chính là tối ưu chi phí với chỉ cần một lần phun cho bệnh cháy lá, và hai lần phun cho bệnh cổ bông. Như vậy, bà con chỉ cần bỏ ra chi phí tương đương 1 bông lúa mà bảo vệ được 200 bông lúa.

Newbem 750WP giúp cây lúa phục hồi nhanh, tăng đề kháng và hấp thu dinh dưỡng tốt, giúp sai bông, nặng hạt - Ảnh: Internet.

Newbem với hoạt chất Tricyclazole kết hợp vừa phòng và trị bệnh rất hiệu quả, hấp thu hoàn toàn vào cây lúa. Trong điều kiện độ ẩm cao và có nấm tấn công thì Newbem 750 WP bảo vệ lá và chồi non, tránh cho bào tử nấm tấn công mô tế bào lá lúa. Còn khi nấm đã tấn công thì hoạt chất này sẽ bao vây, ngăn chặn bào tử nấm phát tán lây lan, đồng thời giúp cây lúa phục hồi nhanh, tăng đề kháng và hấp thu dinh dưỡng tốt, giúp sai bông, nặng hạt.

Chia sẻ về cách thức sử dụng, Kỹ sư Lê Nhật Tân - PGĐ Kinh doanh Tiếp thị, Công ty cổ phần nông dược HAI cho biết: “Nếu trước đây bà con được khuyến cáo phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng thì bây giờ phải là 5 đúng, cái thứ 5 này chính là thời tiết. Đặc biệt là thời điểm sắp áp thấp nhiệt đới hoặc mưa dầm là phải phun phòng bệnh ngay. So với các loại thuốc phun thông thường thì sẽ trôi rất nhanh nếu có mưa, nhưng Newbem 750WP có lợi thế là hạt thuốc mịn, độ bám dính tốt, dẫn lưu mạnh, hiệu lực kéo dài khoảng 1 giờ và số lần phun xịt ít hơn”.

 “Bệnh đạo ôn tấn công vào lúa từ sớm, thông thường cho đến khi chúng ta có thể thấy được dấu hiệu bệnh thì bào tử nấm đã tấn công mạnh rồi, cần phải phun thuốc ngay. Phải lựa chọn đúng thuốc đặc trị mới mang hiệu quả như mong muốn”, PGS, Tiến sĩ Trần Văn Hai, Giảng viên trường Đại học Cần Thơ khẳng định.

Xem thêm
Nuôi đuông cọ '1 vốn 9 lời'

PHÚ THỌ Vốn chỉ được tìm thấy bên trong thân cây cọ nhưng hiện nay, đuông cọ đã được người dân nhân giống, phát triển thành mô hình chăn nuôi mới, hiệu quả cao.

Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh trên tôm hùm

KHÁNH HÒA Người nuôi cần tuân thủ điều trị bệnh cho tôm hùm theo đúng phác đồ đã được cơ quan nhà nước công nhận và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

C-Farm hái quả ngọt từ công nghệ tiên tiến

BÌNH DƯƠNG Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cam, quýt và chiến lược thương mại điện tử bài bản, C-Farm đã tạo ra sản phẩm chất lượng và kênh tiêu thụ hiệu quả.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm