| Hotline: 0983.970.780

Ngài chích quả bùng phát ở Phủ Quỳ

Thứ Sáu 17/09/2010 , 10:29 (GMT+7)

Ngài chích hút đã bùng phát và gây hại mật độ cao trên các vườn khế ngọt vùng Phủ Quỳ, làm cho khế ngọt rụng quả hàng loạt đầy gốc chỉ sau 2 đến 3 đêm.

Qua điều tra khảo sát một số hộ trồng cây ăn quả ở các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, thị xã Thái Hoà - Nghệ An, ngài chích hút đã bùng phát và gây hại mật độ cao trên các vườn khế ngọt vùng Phủ Quỳ, làm cho khế ngọt rụng quả hàng loạt đầy gốc chỉ sau 2 đến 3 đêm.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Văn Bình ở khối Thí Nghiệm, phường Quang Tiến, thị xã Thái Hoà cho biết: Vườn khế ngọt của ông rụng quả đầy gốc. Ban đêm ông ra vườn soi đèn pin lên thấy những quả khế trên cây có từ 2 - 3 con bướm dùng vòi chích hút.

Qua tìm hiểu, chúng tôi cho rằng đây là đối tượng ngài chích hút có tên khoa học Ophideres fullonica Linnaeus, có nơi gọi bướm lâm nghiệp, chủ yếu gây hại ban đêm, ban ngày ẩn nấp các bờ cây rập rạp, hoặc vào rừng. Chúng là loại đa thực tính gây hại trên các cây ăn quả, nhưng phổ biến trên cây có múi. Khi cam quýt chưa vào vụ thu hoạch thì phát sinh gây hại trên các loại quả: khế ngọt, hồng, na, dứa...

Ngài chích hút dùng vòi cứng, nhọn chích sâu vào trong thịt quả, hút dịch trong quả. Các vết chích trên quả có đường kính 2mm. Vết chích tạo thuận lợi cho nấm bệnh phát triển gây hại. Xung quanh vết chích bị thối nhũn, quả chuyển sang màu vàng và rụng hàng loạt. Sâu non màu đen có 4 đốm lớn, ăn lá cây rừng. Sâu trưởng thành có kích thước lớn, chiều dài sải cánh chừng khoảng 100mm, cánh trước có màu nâu, cánh sau có màu vàng với một đốm đen hình chữ C ở giữa cánh. Đầu có vòi dài, xếp lại như những vòng tròn.

Ngài chích hút từ khu vực cây rừng di chuyển đến vườn quả vào ban đêm để gây hại. Chúng thường di chuyển và hoạt động mạnh từ chập tối đến 9 giờ đêm. Thời gian gây hại từ bắt đầu tháng 8 đến tháng 10, 11. Khí hậu nóng và ẩm, ngày nắng đêm mưa dễ phát sinh thành dịch. Khi ngài chích hút gây hại, bà con cần kịp thời vệ sinh các vườn quả, hạn chế nơi trú ngụ của ngài gây hại, thu nhặt các quả rụng xuống gốc, đào hố rải vôi bột lấp kín đất.

Hiện nay đã bùng phát gây hại trên khế ngọt, bà con cần kịp thời phòng trừ để hạn chế đến tháng 10, 11 gây hại nặng trên vườn cam, quýt. Bằng cách ban đêm dùng đèn pin soi bắt bằng vợt sâu trưởng thành. Sử dụng bẫy chua ngọt 1 ha khoảng 15 - 20 bẫy, thành phần nước dứa ép hoặc nước ép các loại quả có mùi chua ngọt, trộn thêm một ít Pa dan 95SP cho đủ nồng độ 1%, ban đêm đặt bẫy xung quanh vườn quả, sau một tuần thay bã 1 lần cho đến khi diệt hết sâu trưởng thành.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.